Châu Âu cần 2.000 tỷ euro để chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo
Châu Âu có thể dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và xây dựng ngành năng lượng bền vững vào năm 2040 nếu đầu tư khoảng 2.000 tỷ euro (2.100 tỷ USD) vào các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có Mặt Trời và gió.
Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam đã đưa ra kết luận trên trong nghiên cứu mới nhất về triển vọng ngành năng lượng tái tạo của châu Âu. Nghiên cứu xác định châu Âu cần đầu tư 140 tỷ euro/năm đến năm 2030 và 100 tỷ euro/năm trong 10 năm tiếp theo để có ngành năng lượng bền vững.
![]() |
Châu Âu cần 2.000 tỷ euro để chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo. |
Theo nghiên cứu của Potsdam, trong khi vốn đầu tư chủ yếu dồn vào phát triển năng lượng gió trên đất liền, các nguồn khác như năng lượng Mặt Trời, hydro và địa nhiệt cũng là những trụ cột trong chiến lược năng lượng của châu Âu, trong đó năng lượng tái tạo đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vào năm 2030. "Lục địa già" sẽ cần thêm 10 năm nữa để chuyển đổi hoàn toàn hệ thống năng lượng, trong đó có hệ thống sưởi ấm bằng dầu và khí đốt - sang các nguồn tái tạo.
Tháng 9 vừa qua, các nhà lập pháp châu Âu đã thông qua lần cuối các mục tiêu có tính ràng buộc pháp lý về mở rộng lĩnh vực năng lượng tái tạo nhanh hơn trong thập kỷ này. Đây là một phần trọng tâm trong kế hoạch của châu lục này nhằm hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Hiện châu Âu đã điều chỉnh mục tiêu nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng từ 32% lên 42,5% vào năm 2030.
Nghiên cứu của Potsdam cho thấy châu Âu cần đẩy nhanh tốc độ phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Nguồn cung năng lượng tái tạo cần tăng 20% mỗi năm để đáp ứng nhu cầu điện dự kiến của châu Âu vào năm 2030.
TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.