• Click để copy

Châu Âu nhấn mạnh "không có hòa bình ở Ukraine nếu không có sự tham gia của châu Âu"

Cuộc họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu ở Paris ngày 17-2 đã kết thúc bằng sự chia rẽ trong ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, nhưng khẳng định hòa bình ở Ukraine sẽ không có nếu thiếu vắng sự tham gia của châu Âu.

Tăng chi tiêu quốc phòng là cần thiết

Theo Reuters, cuộc họp ở Điện Elysee (Paris) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp xếp các cuộc gặp song phương với Nga bàn về đàm phán hòa bình dự kiến bắt đầu tại Saudi Arabia ngày 18-2 mà không có sự góp mặt của các đồng minh châu Âu và Ukraine.

Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ này, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi tăng chi tiêu để tăng cường năng lực phòng thủ của châu lục, đồng thời nhất trí rằng sẽ rất nguy hiểm nếu ký kết lệnh ngừng bắn ở Ukraine khi chưa có thỏa thuận hòa bình nào. Họ cho biết sẽ sẵn sàng cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine "tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ của Mỹ".

Châu Âu nhấn mạnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào đón Thủ tướng Anh Keir Starmer. Ảnh: Reuters 

"Chúng tôi đồng ý với Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách tiếp cận "hòa bình thông qua sức mạnh"”, một quan chức châu Âu cho biết.

Cũng trong cuộc họp này, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc thúc đẩy sự có mặt của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine. Nhưng đã có những ý kiến trái chiều về vấn đề này giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

Phát biểu sau hội nghị ở Paris, Thủ tướng Anh cho biết, châu Âu phải đóng vai trò của mình, và sẵn sàng cân nhắc việc triển khai lực lượng trên bộ của Anh cùng với các nước khác nếu có một thỏa thuận hòa bình lâu dài, nhưng phải có sự hỗ trợ của Mỹ, vì sự bảo đảm an ninh của Mỹ là cách duy nhất để ngăn chặn hiệu quả Ukraine bị tấn công một lần nữa.

Trong khi Anh sẵn sàng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, Thủ tướng Đức cho rằng việc thảo luận về phái bộ gìn giữ hòa bình của Đức tại Ukraine là "hoàn toàn không phù hợp" khi chưa có thỏa thuận hòa bình, và thảo luận về việc triển khai quân trên bộ là "quá sớm", vì không biết kết quả của cuộc đàm phán hòa bình sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức và người đồng cấp Ba Lan đều cho rằng các quy tắc tài chính nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu (EU) nên được nới lỏng, để cho phép chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng mà không có quốc gia nào vi phạm các quy tắc thâm hụt của EU.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết sẵn sàng thảo luận về việc triển khai quân đội và châu Âu phải tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong khi tăng chi tiêu quốc phòng trong nước.

Các quốc gia châu Âu đang quyết tâm tăng cường lực lượng vũ trang của mình khi có thể. Hầu hết các nước này đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng con đường để đạt được mức 3% vẫn chưa rõ ràng.

“Đã đến lúc châu Âu cần có khả năng tự vệ lớn hơn nhiều”, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết. Theo ông Tusk, đã có sự nhất trí về vấn đề tăng chi tiêu cho quốc phòng và đây là điều hoàn toàn cần thiết. Ba Lan đã chi hơn 4% GDP cho quốc phòng, nhiều hơn bất kỳ thành viên NATO nào khác.

Châu Âu nhấn mạnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Getty 

Một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine có thể đạt được mà không có EU và Ukraine?

Cả thế giới đang hướng về Riyadh (Saudi Arabia) - nơi Mỹ và Nga sẽ có cuộc họp để thảo luận về “hòa bình ở Ukraine”.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả Ukraine và các đồng minh châu Âu sửng sốt khi tuyên bố đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine mà không tham khảo ý kiến của họ.

Trước các cuộc họp tại Paris và cuộc đàm phán ở Saudi Arabia, Tổng thống Pháp đã có “cuộc gọi thân thiện” với người đồng cấp Mỹ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã có cuộc điện đàm khá lâu với Tổng thống Macron về vấn đề đảm bảo an ninh. Theo ông Zelensky, bất kỳ quyết định nào khác không có những đảm bảo an ninh, chẳng hạn như lệnh ngừng bắn mong manh, sẽ là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột mới chống lại Ukraine hoặc các quốc gia châu Âu khác.

Andriy Sybiha, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cho biết: "Châu Âu đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo một nền hòa bình công bằng, toàn diện và lâu dài cho Ukraine. An ninh của Ukraine và an ninh châu Âu là không thể tách rời".

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát biểu sau cuộc họp: “Sẽ không có hòa bình công bằng và lâu dài ở Ukraine nếu không có người châu Âu”.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cho biết, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng cần có sự tham gia tích cực của EU và Ukraine, để không trở thành cái kết giả tạo cho cuộc xung đột "như đã từng xảy ra trong quá khứ".

MAI HƯƠNG - TRẦN HOÀI (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.