Châu Âu trước nỗi lo thiếu điện trong mùa Đông
“Cắt điện luân phiên” đang trở thành nỗi lo chung của người dân Châu Âu khi chuẩn bị bước vào một mùa Đông lạnh giá. Nhiều quốc gia Châu Âu đang tìm mọi cách để tiết kiệm điện cũng chuẩn bị thêm các biện pháp ứng phó khác.
Theo Kế hoạch khẩn cấp năng lượng đưa ra đầu tháng 10/2022, chính phủ Anh đã để ngỏ khả năng sẽ cắt điện vào mùa Đông. Theo đó, các hộ gia đình ở Anh có thể bị cắt điện luân phiên trong vòng 3 tiếng kể từ tháng 01/2023 và tổng thời gian cắt điện có thể lên đến 36 tiếng nếu xảy ra kịch bản xấu nhất là nhiệt độ đặc biệt xuống thấp và nguồn cung năng lượng sụt giảm.
Châu Âu có nguy cơ thiếu điện trong mùa Đông. Ảnh Telegramme.
Anh hiện phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu để sản xuất 40% sản lượng điện cũng như phải nhập một phần lượng điện tiêu thụ từ Pháp, quốc gia cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu điện. Đài BBC của Anh được cho là đã soạn sẵn các thông báo hướng dẫn xử lý trong trường hợp xảy ra cắt điện.
Tại Đức, chính phủ đã cho khởi động lại các nhà máy chạy bằng than đá để phần nào bù đắp cho việc mất đi nguồn khí đốt từ Nga vốn chiếm 55% lượng tiêu thụ tại Đức. Tiếp sau các biện pháp tiết kiệm truyền thống như giảm bớt nhiệt độ sưởi hay dừng cung cấp nước nóng rửa tay trong các toà nhà công cộng, nhà chức trách Đức hiện đang đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường các lớp đào tạo cấp tốc và miễn phí để ứng phó với khả năng cắt điện luân phiên khi thời tiết ngày càng lạnh hơn.
Vốn là quốc gia ít phụ thuộc vào năng lượng của Nga, Tây Ban Nha cũng đưa ra Chương trình an ninh năng lượng bao gồm 72 biện pháp tiết kiệm nhằm cắt giảm từ 7 - 15% lượng khí đốt tiêu thụ hiện nay vào tháng 03/2023.
Sau khi áp dụng quy định yêu cầu các cửa hàng, quán bar, văn phòng giới hạn nhiệt độ ở 19 độ C, chính quyền Tây Ban Nha đang xem xét khả năng cấm việc chiếu sáng các tủ kính và toà nhà công cộng trong đêm trong những ngày tới, đồng thời cho phép người dân có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và một số tuyến đường sắt miễn phí.
Đường ống khí đốt Nord Stream 1 tại Đức. Ảnh REUTERS.
Tại Italy, chính phủ nước này dự kiến áp dụng biện pháp “giới nghiêm năng lượng” nếu thời tiết trở nên quá lạnh. Theo đó, các cửa hàng, trung tâm thương mại, doanh nghiệp và ngay cả một số cơ quan Nhà nước sẽ phải đóng cửa sớm hơn thường lệ. Người dân Italy được khuyến khích để nhiệt độ sưởi thấp hơn 2 độ so với thông thường, giảm thời gian sử dụng và nhiệt độ nước nóng, ngắt các kết nối điện không sử dụng, thay thế các máy gia dụng cũ tiêu tốn nhiều điện năng…
Trong khi đó tại Pháp, thông báo về khả năng cắt điện luân phiên kể từ tháng 01/2023 của Cơ quan Mạng lưới truyền tải điện Pháp đã trở thành chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông của Pháp trong những ngày qua.
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron đã phải lên tiếng trấn an và kêu gọi người dân nỗ lực giảm 10% lượng điện tiêu thụ hiện nay để tránh các kịch bản xấu nhất.
“Vai trò của chính phủ, các Bộ trưởng, những công ty điện là làm tốt công việc của mình để cung cấp năng lượng. Tiếp đến là mỗi người dân cần nâng cao trách nhiệm để hướng tới mục tiêu tiết kiệm. Chúng ta không nên bắt đầu bằng việc khiến người dân lo lắng với những kịch bản phi lý”.
Theo VOV.vn
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.