• Click để copy

Chiến thắng 7-1-1979: Lịch sử khắc ghi tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam -Campuchia

Nhân dịp kỷ niệm 44 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7-1-1979 / 7-1-2023), trang chủ của Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia đã đăng tải bài viết ý nghĩa về chiến thắng 7-1-1979, những nhận định về quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Campuchia. Báo QĐND Điện tử xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của học giả Uch Leang, Phó vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia.

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định, trong suốt 44 năm qua kể từ ngày 7-1-1979, sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, Campuchia đã đi trên con đường gập ghềnh đầy gian khó và hiểm nguy, nhưng đó là con đường đúng đắn nhất, đảm bảo sự phát triển lâu dài và thịnh vượng cho dân tộc Campuchia.

Dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Campuchia và sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia do Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đứng đầu đã chèo lái con thuyền Campuchia đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong những năm qua.

Đặc biệt đã ngăn chặn thành công sự lây lan dịch Covid-19, mở cửa trở lại đất nước, phục hồi kinh tế nhanh chóng; đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan; thành công của Đại hội đồng AIPA lần thứ 43 đã góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN cũng như nâng cao uy tín, vị thế của Campuchia trong khu vực và trên thế giới; thành công của cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường khóa V; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội, đoàn kết, thịnh vượng trong bối cảnh tình hình trong khu vực và trên thế giới biến động phức tạp, khó lường.

Có thể kể đến là tác động của dịch bệnh Covid-19; xung đột và cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc trên thế giới; cuộc chiến Nga-Ukraine; căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khủng hoảng ở Myanmar.

Chiến thắng 7-1-1979: Lịch sử khắc ghi tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam -Campuchia

Ngày 7-1-1979 là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Campuchia trước tập đoàn diệt chủng do Pol Pot cầm đầu. Ảnh: RAC 

Ngày 7-1-1979 là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Campuchia trước tập đoàn diệt chủng do Pol Pot cầm đầu, khép lại thời kỳ đen tối, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội; mở đường cho sự thống nhất đất nước, thông qua và thực hiện Hiệp định hòa bình Paris ngày 23-10-1991; mở đường cho Campuchia đi theo thể chế Quân chủ lập hiến theo quy định của Hiến pháp Campuchia năm 1993 và Vương quốc Campuchia lần thứ hai được tái lập, đánh dấu sự kết thúc cuộc nội chiến dai dẳng tại Campuchia thông qua chính sách “cùng thắng” của Thủ tướng Hun Sen ngày 29-12-1998.

Nhìn lại lịch sử, năm 1975, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, Campuchia với tư cách là nước ủng hộ miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975), nhưng cũng thời gian này nhân dân và đất nước Campuchia lại rơi vào bi kịch.

Chế độ khát máu do bè lũ Pol Pot cầm đầu đã đẩy đất nước và nhân dân Campuchia vào vực thẳm diệt chủng tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại được ghi nhận.

Chỉ trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày (17-4-1975 / 7-1-1979) cầm quyền, chúng đã tàn sát hơn 3 triệu người dân Campuchia vô tội.

Ngày 7-1-1979, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan cầm đầu, giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng của Khmer Đỏ.

Chiến thắng này là sự kiện lịch sử của tình đoàn kết quốc tế vô tư, trong sáng, chân thành giữa nhân dân hai nước Campuchia-Việt Nam, mở ra trang sử mới trong quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.

Ngày nay, mối quan hệ giữa hai nước Campuchia-Việt Nam không ngừng được các cấp lãnh đạo và nhân dân hai nước thúc đẩy và củng cố với phương châm quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” được thống nhất vào năm 2005 và mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước.

Mặt khác, mặc dù phải đối mặt với những thách thức do những biến động chính trị phức tạp trong khu vực và trên thế giới, Campuchia và Việt Nam tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, giữ vững ổn định chính trị-xã hội và tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Mối quan hệ Campuchia-Việt Nam đã phát triển trên nhiều lĩnh vực, đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước, không chỉ là mối quan hệ truyền thống, mà còn là tình anh em, tình đồng chí chung chiến hào, cùng đồng cam cộng khổ sẻ chia trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi đất nước.

Ngày 22-9-2022, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia do Liên hợp quốc bảo trợ đã mở phiên xét xử cuối cùng, bác đơn kháng cáo của thủ lĩnh Khmer Đỏ cuối cùng còn sống sót (Khieu Samphan) về chế độ tàn bạo cai trị Campuchia từ năm 1975-1979 và cũng là kẻ duy nhất trong số 3 kẻ bị tuyên án phạm tội diệt chủng trong chế độ Khmer Đỏ đi được hết quá trình xét xử kéo dài 16 năm.

Theo bản án, Khieu Samphan bị tuyên mức án tù chung thân với cáo buộc phạm tội diệt chủng, tội chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Điều này có nghĩa là chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã đến hồi kết thúc hoàn toàn.

Như vậy, 44 năm sau khi bắt đầu kỷ nguyên mới sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị lật đổ, Campuchia đã trở thành một quốc gia tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, hòa bình, ổn định chính trị, kinh tế-xã hội, phát triển và đoàn kết dân tộc.

Campuchia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong hơn hai thập kỷ qua, chuyển mình từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp và đang phấn đấu đạt tầm nhìn là nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trên cơ sở mức sống của nhân dân tiếp tục phát triển ổn định, ngang tầm với các nước trên thế giới.

ĐOÀN TRUNG (theo RAC)

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.