• Click để copy

Chính phủ: Mục tiêu đến năm 2023 tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1199/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định, quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Quyết định đặt ra mục tiêu chung: Hình thành định hướng, lộ trình phát triển hệ thống cửa khẩu tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong trung hạn (đến năm 2030) gắn với tầm nhìn dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn nữa. Làm cơ sở cho các bộ, ngành và các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc triển khai việc đầu tư phát triển cửa khẩu biên giới phù hợp Quy hoạch cửa khẩu. Chuẩn hóa và hiện đại hóa hệ thống cửa khẩu theo hướng xanh, sạch; từng bước phát triển hệ thống cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh, phù hợp với nhu cầu, mức độ hội nhập của đất nước. Tạo điều kiện cho giao lưu, qua lại biên giới và quản lý phù hợp với luật pháp của mỗi nước, pháp luật và thực tiễn quốc tế; phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu cụ thể; tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương và trung ương. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và qua Trung Quốc sang nước thứ ba theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

Mục tiêu của Chính phủ phát triển tuyến cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc.Mục tiêu của Chính phủ phát triển tuyến cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Cụ thể đến năm 2030: Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.

Về giao thông kết nối các cửa khẩu: Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn); tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai kết nối cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (tỉnh Lào Cai); đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kết nối cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), cửa khẩu Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).

Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, kết nối với Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai và đi châu Âu; phát triển đường sắt tuyến Hà Nội - Lạng Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng, qua cửa khẩu Đồng Đăng, kết nối tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc.

 Về cơ sở hạ tầng cửa khẩu: Hình thành các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, logistics, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Hình thành các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, logistics, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc.

Đến năm 2050, dự kiến trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 31 cửa khẩu, trong đó có 18 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt. Hầu hết các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc đều có đầy đủ 02 loại hình cửa khẩu quốc tế, song phương.

Chính phủ đặt ra nhiệm vụ về hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về cửa khẩu như: Quy chế phối hợp tổ chức quản lý, điều hành cửa khẩu; Quy chế kiểm tra, kiểm soát qua lại cửa khẩu biên giới; Quy định về tiêu chuẩn xây dựng và mô hình kiến trúc của các công trình cho từng loại hình cửa khẩu.

Hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu. Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chuyên ngành về quản lý hoạt động cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập qua cửa khẩu. Rà soát toàn bộ cơ chế, chính sách để sớm phát hiện, tháo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc; đồng thời trong thời gian tới cần xây dựng những quy định, quy chế hoạt động riêng về thương mại và xuất nhập khẩu cho các địa phương biên giới, nhằm khuyến khích, hỗ trợ vùng biên giới phát huy hết khả năng, tiềm năng và lợi thế sẵn có.

 Hoàn thiện hệ thống chính sách về khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu như: Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách xã hội khác... để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới, trung tâm thương mại, tạo điều kiện gắn kết giữa các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động thương mại, giao lưu kinh tế.

T.Hằng
Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam

Trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10-1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự Lễ khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc
Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Thực hiện cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Long An: Tạm giữ lượng lớn quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ dịp cận Tết
Long An: Tạm giữ lượng lớn quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ dịp cận Tết

Ngày 03/01/2025, Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế – ma túy, Công an huyện Đức Hòa, tạm giữ trên 2.000 sản phẩm quần áo các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ngãi tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ngãi tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 07/01/2025, tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chủ trì Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Cao Bằng: Tăng cường công tác chống buôn lậu dịp trước Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cao Bằng: Tăng cường công tác chống buôn lậu dịp trước Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đội QLTT số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng và các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra, bắt giữ gần 1.300 kg lá cây thuốc lá khô chưa tách cọng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và 100 kg vải may mặc nhập lậu đang chuẩn bị trên đường đi tiêu thụ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.