Chống lũ lụt theo kiểu Australia
Giải quyết hậu quả của hạn hán, lũ lụt hay thiên tai nói chung là vấn đề khiến nhiều quốc gia phải đau đầu và mỗi nước đang cố gắng tìm ra biện pháp hiệu quả, phù hợp nhất tùy thuộc và điều kiện kinh tế, địa lý, dân số... Australia là một trong số những quốc gia đưa ra ý tưởng mới lạ nhằm giảm những hậu quả mà mưa lớn và lũ lụt gây ra.
Hãng tin Reuters dẫn công bố của Chính phủ Australia cho biết, nước này sẽ dành 800 triệu AUD (khoảng 516 triệu USD) để sửa chữa, nâng cấp, thay thế trang thiết bị, thậm chí là mua lại nhà ở của người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt lũ lụt diễn ra từ đầu năm đến nay.
Theo Thủ tướng Anthony Albanese, Australia cần một giải pháp mới để đối phó với tình trạng lũ lụt và khoảng 2.000 hộ gia đình ở phía Bắc bang New South Wales (NSW) sẽ là những đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ chương trình mà ông Albanese vừa công bố. Cụ thể, chủ sở hữu các ngôi nhà bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở bang NSW có thể bán lại nhà của mình cho Chính phủ với mức giá như thời điểm trước khi xảy ra thảm họa lũ lụt. Các gia đình khác sống trong địa phương này cũng sẽ nhận được khoản hỗ trợ để sửa chữa nhà cửa, gia cố nơi ở nhằm gia tăng khả năng chống chọi trước lũ lụt.
![]() |
Một khu vực dân cư ở bang New South Wales (Australia) bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt hồi đầu năm. Ảnh: Reuters |
Thủ tướng Albanese cũng tuyên bố ông sẽ làm việc với người đứng đầu bang NSW nhằm thúc đẩy việc thay đổi luật quy hoạch xây dựng tại các khu vực bị ảnh hưởng tại xứ sở chuột túi. “Chúng ta biết rằng, do tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ xảy ra thường xuyên hơn và để lại hậu quả nặng nề hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta đang làm việc với chính quyền bang NSW để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ tính mạng và sinh kế của người dân”, ông Albanese nhấn mạnh.
Được biết, chương trình nói trên sẽ dành 100 triệu AUD để mua lại đất phục vụ cho việc phát triển các khu vực an toàn hơn cho người dân trước tình trạng lũ lụt. Dựa trên đánh giá của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng bởi lũ lụt, nguy cơ và dự báo về tình trạng lũ lụt có thể xảy ra trong tương lai, các hộ gia đình có thể nhận được các biện pháp hỗ trợ khác nhau như tiền mặt, bán lại nhà cho chính phủ, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà cửa.
Ý tưởng được người đứng đầu Chính phủ Australia đưa ra trong bối cảnh nước lũ dâng cao lên mức kỷ lục tại các con sông thuộc phía Bắc bang NSW hồi đầu năm nay, khiến hơn 10.000 ngôi nhà gần khu vực này bị hư hại, trong đó có nhiều ngôi nhà không còn ở được. Có những thời điểm trong năm 2022, thành phố Sydney ghi nhận lượng mưa cao kỷ lục kể từ khi số liệu này được ghi nhận vào năm 1858. Cùng với NSW, bang Victoria cũng phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trong trong vài tuần vừa qua. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp phần lớn các bang ở miền Đông Australia bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn dẫn tới lũ lụt.
Theo trang 7news.com.au, trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn tới nhiều địa phương của Australia, Chính phủ nước này dự kiến sẽ không cho phép xây dựng nhà ở “theo cách có thể gây hại cho người dân”. Cụ thể, Thủ tướng Albanese nhấn mạnh, trước hết Australia cần chấm dứt việc phát triển nhà ở tại các khu vực thường xảy ra ngập lụt. Ông cũng cho rằng tốt nhất là phải “đi trước đón đầu” chứ không thể đợi thiên tai ập đến mới tìm cách khắc phục.
Chẳng rõ về lâu về dài, giải pháp mà Chính phủ Australia đưa ra sẽ phát huy hiệu quả tới mức nào, song trước mắt, nhiều hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng ở Australia phần nào đã nhìn thấy tương lai ổn định hơn sau một thời gian dài phải chống chọi với nước lũ.
TRUNG DŨNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.