• Click để copy

Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) trên địa bàn, từ giữa tháng 8 đến nay, các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu 5 đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm, phát tán bệnh trong môi trường quân ngũ, bảo đảm tốt tỷ lệ quân số khỏe tham gia học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu.

Theo thông báo của Cơ quan Chủ nhiệm Quân y (Cục Hậu cần Quân khu 5), số người bị bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên đang gia tăng nhanh chóng. Một số cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong LLVT Quân khu cũng mắc bệnh đau mắt đỏ, phải chuyển đi cách ly, điều trị.

Trước tình hình đó, cấp ủy, chỉ huy, lực lượng quân y các cấp đã tuyên truyền, hướng dẫn bộ đội nâng cao nhận thức, ý thức phòng, chống bệnh đau mắt đỏ; thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn; không dùng chung các vật dụng cá nhân; không tiếp xúc với bệnh nhân và những người có triệu chứng, dấu hiệu bị đau mắt đỏ…

Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Trung sĩ Nguyễn Hữu Hoàn Thiện nhỏ nước muối sinh lý cho bộ đội trước giờ đi ngủ. 

Hai tuần nay, cứ sau giờ kiểm tra quân số buổi tối, Trung sĩ Nguyễn Hữu Hoàn Thiện - nhân viên Y tá (Đại đội 1, Tiểu đoàn Công binh 17, Sư đoàn 2) đi một lượt nhắc nhở bộ đội nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý để phòng bệnh đau mắt đỏ. Những đồng chí có biểu hiện ho, sốt, mệt; mắt bị nóng rát, đau, cộm, mờ, sưng, chảy nước, có ghèn… đều được anh báo cáo, đề xuất chỉ huy đơn vị giới thiệu, chuyển lên Bệnh xá Sư đoàn theo dõi, cách ly, điều trị kịp thời. Mỗi tuần 2 lần, anh đều hướng dẫn bộ đội mang chăn màn, gối chiếu, ba lô, quần áo, đồ dùng cá nhân ra sân phơi nắng, vệ sinh, diệt trừ mầm bệnh.

Trở về từ Bệnh xá Sư đoàn sau 8 ngày điều trị bệnh đau mắt đỏ, Binh nhất Nguyễn Ngọc Duy, chiến sĩ Đại đội 1 (Tiểu đoàn Công binh 17, Sư đoàn 2) chia sẻ, hai ngày đầu, do mắt bị chảy ghèn nhiều, người lại ngây ngấy sốt nên Duy bị mất ngủ, thể trạng mệt mỏi. Nhờ sự chăm sóc, điều trị tận tình của các thầy thuốc, những ngày sau, bệnh tình của Duy đã giảm đi rõ rệt. Từ kinh nghiệm thực tế của người trong cuộc, Duy tích cực tuyên truyền, hướng dẫn đồng đội phòng dịch, được cấp trên ghi nhận, đánh giá cao.

Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Quân y Đại đội 1 (Tiểu đoàn Công binh 17, Sư đoàn 2) hướng dẫn bộ đội cách nhận biết và cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ.

Thượng tá QNCN Trần Xuân Thành - Chủ nhiệm Quân y Sư đoàn 2 cho biết: “Bệnh đau mắt đỏ do virus Adeno gây ra. Từ một người đau mắt đỏ, bệnh có thể lan truyền, lây sang nhiều người khác qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân, nguồn nước… Tuy là bệnh lành tính song nếu không điều trị đúng cách, đau mắt đỏ vẫn có nguy cơ làm giảm thị lực hoặc để lại sẹo cho người bệnh. Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, bộ đội phải học tập, huấn luyện cường độ cao; ăn ngủ, sinh hoạt tập trung; khi cơ thể mệt mỏi, cảm cúm, hệ thống miễn dịch hoạt động kém khiến bệnh rất dễ lây lan thành các ổ dịch. Do đó, công tác phòng bệnh chống đau mắt đỏ được đơn vị triển khai rất quyết liệt và đồng bộ. Từ sư đoàn đến trung đoàn và các tiểu đoàn trực thuộc đều có công văn, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, nhân viên, chiến sĩ về nguyên nhân lây nhiễm, triệu chứng, tác hại, cách phòng, điều trị bệnh đau mắt đỏ...”.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, hiện nay, quân y các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu 5 đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc để phòng, chống dịch đau mắt đỏ (bằng nguồn 10% BHYT). Khi phát hiện có quân nhân mắc bệnh, ngoài việc cách ly, theo dõi, điều trị theo đúng phác đồ, lực lượng quân y sẽ từng bước khoanh vùng, khử khuẩn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan, phát tán bệnh; đồng thời khuyến cáo, lưu ý, nhắc nhở mọi người không tự ý xông mắt, tra mắt bằng các loại lá chứa tinh dầu; không nên lạm dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Corticoid vì có thể làm giảm miễn dịch mắt. Khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, những sự kiện hội họp, tập trung đông người không cần thiết cần tạm hoãn, tạm dừng.

Với các giải pháp tích cực, đồng bộ và hiệu quả, tỷ lệ quân số khỏe tham gia học tập, công tác của các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu vẫn được bảo đảm.

Bài và ảnh: HÙNG HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.