• Click để copy

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc tham gia chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Chiều 17-2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng chủ trì Hội nghị liên tịch thường niên tổng kết công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTW) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam nhằm tổng kết công tác phối hợp năm 2022, triển khai trọng tâm công tác phối hợp năm 2023.

Dự hội nghị có các đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc tham gia chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. 

Đánh giá tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng, trong năm 2022, hai cơ quan đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thực chất các nội dung Quy chế phối hợp đã đề ra, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước.

Hai cơ quan đã tích cực phối hợp thực hiện một số cuộc vận động, chương trình lớn, tổ chức nhiều hội nghị phản biện xã hội về các dự án luật quan trọng, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp trên 5.000  ý kiến, kiến nghị cử tri gửi tới Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba, Kỳ họp thứ Tư và Kỳ họp bất thường; phối hợp triển khai các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là giám sát về công tác quy hoạch, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc tham gia chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến, phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá rất cao đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên vào thành tựu chung khá toàn diện của đất nước trong năm 2022.

Nhấn mạnh những kết quả tích cực trong công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, trong năm 2023, hai cơ quan tiếp tục tăng cường phối hợp trong việc củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ trong xã hội, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân để đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên cần chú trọng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc tham gia chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

 Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Hội đồng tư vấn của Mặt trận Tổ quốc trong công tác xây dựng pháp luật năm 2023.

Nhấn mạnh nhiệm vụ lập pháp năm nay của Quốc hội tương đối nặng, trong đó có nhiều dự luật khó, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực đóng góp ý kiến về các dự luật này. Đề cập đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tiến độ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự này ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất chậm, chưa được như mong muốn và yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan tâm thúc đẩy hơn nữa nhiệm vụ này; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể phối hợp tổ chức hội nghị chung để nghe ý kiến của đại diện các tầng lớp nhân dân về dự án luật quan trọng này. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc tham gia chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Quang cảnh hội nghị. 

Từ năm nay, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai cơ quan cần phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị tốt nội dung này để trình Quốc hội để nhân dân cũng giám sát lại hoạt động của Quốc hội và Mặt trận. 

Đặc biệt, năm nay, Quốc hội và HĐND sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm người do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ tốt hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc tham gia chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu dự hội nghị. 

Ghi nhận các kiến nghị về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Trước hết, pháp luật phải kín kẽ, không để sơ hở để không có điều kiện làm sai. Đảng đoàn Quốc hội đang tập trung cho vấn đề này và cũng vừa hoàn thành báo cáo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật chỗ nào có khả năng sơ hở và dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Chúng ta làm tốt công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật thì sẽ góp phần “đánh chuột mà không để vỡ bình”, thậm chí còn không phải đánh, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “không dám, không muốn và không thể”. Quốc hội sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác này”. 

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.