Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống
Sáng 25-3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ bảy, Quốc hội khóa XV để thảo luận, đóng góp ý kiến đối với các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Sẽ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ bảy của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 8 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ tám và 1 dự án Luật được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa); và 1 dự án luật dự kiến báo cáo trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ chín theo trình tự thông qua tại một kỳ họp Quốc hội (dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân).
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Phó chủ tịch Quốc hội chủ trì hội nghị. |
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Giai đoạn 1 chúng ta đã tổ chức sắp xếp bộ máy các bộ ngành, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Giai đoạn 2 chúng ta sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, sửa đổi một số luật phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Nếu việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được thông qua thì sẽ không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện; cùng với đó, sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, sẽ sắp xếp giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố; sắp xếp giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, trong tháng 5 này sẽ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị. |
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các dự án luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những luật rất quan trọng, tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp như: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước như Luật Công nghiệp công nghệ số; bắt kịp sự vận động của xã hội, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo... Bên cạnh đó, cũng có các dự án luật nhận được sự quan tâm nhiều của dư luận xã hội và đại biểu Quốc hội, như Luật Nhà giáo; đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm như Luật Việc làm (sửa đổi)...
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, phân tích kỹ về những vấn đề mới, những quy định còn ý kiến khác nhau của từng dự án luật; thể hiện rõ chính kiến về việc các dự án đã đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tới chưa. Trong đó, các đại biểu cần đánh giá các dự thảo luật này đã cập nhật những định hướng, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo mới của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng pháp luật; các điều khoản cụ thể đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, sự thống nhất, đồng bộ trong từng dự thảo và thống nhất, đồng bộ với các luật mới được ban hành và các luật khác trong hệ thống pháp luật chưa. Đồng thời, đánh giá các dự thảo luật đã đảm bảo chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thực hiện nghiêm Quy định số 178 ngày 27-6-2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật hay chưa.
![]() |
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống
Dự kiến, tại Kỳ họp thứ chín tới, Quốc hội sẽ thông qua 11 dự án Luật và cho ý kiến 16 dự án Luật. Đáng chú ý, Quốc hội sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và các luật liên quan. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội nhằm rà soát những luật cần sửa đổi, bổ sung để phục vụ việc thực hiện tinh gọn bộ máy.
Nhấn mạnh chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, cũng như ý nghĩa thiết thực, quan trọng của các Hội nghị chuyên trách trong việc đảm bảo chất lượng các dự án luật khi trình Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Các luật cần ngắn gọn, súc tích, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Về quy trình xây dựng luật, cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật cho tới khi được Quốc hội bấm nút thông qua.
“Vì vậy, Chính phủ, cơ quan soạn thảo phải nắm chắc tinh thần này để phân công, theo dõi, lắng nghe ý kiến ở tất cả các cuộc họp, các phiên thảo luận. Các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo trong mọi khâu từ thảo luận, lấy ý kiến, biên tập, thẩm tra… trên tinh thần đồng hành, thực chất, chia sẻ, để đảm bảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội với chất lượng cao nhất, đáp ứng được ngay yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn phát triển mang tính thời đại của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
![]() |
Quang cảnh hội nghị. |
Khẳng định, Kỳ họp Quốc hội thứ chín tới đây có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử đối với đất nước, khối lượng nội dung rất nhiều, trong khi thời gian chuẩn bị lại rút ngắn khoảng 2 tuần, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, trong hội nghị hôm nay, các đại biểu cần thảo luận sâu, trúng, đúng những vấn đề mà đại biểu quan tâm, cử tri và nhân dân quan tâm, để bảo chất lượng các dự án luật trình Kỳ họp thứ chín. Ngay sau kết thúc hội nghị, các cơ quan phối hợp tổ chức tiếp thu ý kiến, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu và gửi đại biểu Quốc hội, bảo đảm đại biểu Quốc hội tiếp cận tài liệu các nội dung trình tại Kỳ họp sớm nhất.
VŨ DUNG
Tin mới
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.