• Click để copy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp để tập trung phục vụ tinh gọn tổ chức bộ máy

Tiếp tục Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, ngày 5-5, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Ghi nhận tại Tổ 7, Tổ 13 cho thấy, các đại biểu bày tỏ thống nhất cao việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp để tập trung phục vụ tinh gọn tổ chức bộ máy
 Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: TRỌNG HẢI

Thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Một số chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ, vẫn còn có sự trùng lắp, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, trùng lặp về đối tượng vận động tập hợp ở một số tổ chức thành viên của Mặt trận, có lúc, có nơi chưa thực sự sâu sát cơ sở, nắm tình hình nhân dân chưa kịp thời.

Bên cạnh đó, mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, quyền hạn, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa phát huy được tối đa việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Việc tồn tại nhiều đơn vị hành chính quy mô nhỏ làm phân tán nguồn lực, không phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thảo luận tại Tổ 13, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp là công việc rất hệ trọng, cần tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung lần này chỉ tập trung để phục vụ việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, không mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp để tập trung phục vụ tinh gọn tổ chức bộ máy
 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: TRỌNG HẢI

Theo đó, sẽ sửa đổi, bổ sung 8 điều trong tổng số 120 điều của Hiến pháp năm 2013. Nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung tập trung vào hai nhóm: Một là, các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Hai là, các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Chủ tịch Quốc hội thông tin, từ ngày mai (6-5) sẽ tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp. 

Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước ngày 30-6 để có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

"Nếu Quốc hội quyết định thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, thì sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện, chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh. Mô hình chính quyền sẽ còn hai cấp là cấp tỉnh và cấp xã", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. 

VŨ DUNG

Tin mới

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Xác minh, xử phạt tài xế điều khiển xe tải ''trèo'' qua dải phân cách giữa đường
Xác minh, xử phạt tài xế điều khiển xe tải ''trèo'' qua dải phân cách giữa đường

Ngày 12-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội đã xác minh, xử lý trường hợp xe tải đi qua dải phân cách giữa đường để quay đầu tại đường Lê Đức Thọ, gây mất an toàn giao thông.

Giá vàng chiều nay (12-7): Tăng mạnh
Giá vàng chiều nay (12-7): Tăng mạnh

Chiều nay (12-7), giá vàng tăng mạnh từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng/lượng ở các thương hiệu.

Đề xuất mua, bán vàng từ 20 triệu đồng/ngày phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng
Đề xuất mua, bán vàng từ 20 triệu đồng/ngày phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trong ngày trở lên của một khách hàng phải được thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Đây là một trong nhiều đề xuất đáng chú ý tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3-4-2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Tâm điểm bất động sản Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh khi mở rộng không gian phát triển
Tâm điểm bất động sản Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh khi mở rộng không gian phát triển

Ngày 12-7, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo "Bất động sản siêu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội".