• Click để copy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật

Chiều 5-7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.

Tham dự có Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh…

 
 
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm về chủ trương tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, đồng thời rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV. Dư luận đánh giá cao chủ trương tổ chức hội nghị này và cho rằng đây là “việc làm chưa có tiền lệ nhưng đặc biệt quan trọng và cần thiết, phải được tổ chức chu đáo, khẩn trương” để hiện thực hóa yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật. 

 Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

 Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Tại cuộc làm việc, các ý kiến đều nhất trí rất cao với việc tổ chức hội nghị, nhấn mạnh đây là điểm mới của Quốc hội khoá XV, có ý nghĩa quan trọng, là một trong những biện pháp để Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cơ quan dân cử địa phương giám sát từ sớm, từ xa việc tổ chức thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Các ý kiến tập trung thảo luận về phạm vi, trọng tâm các nội dung cần rà soát, đánh giá, báo cáo, xem xét tại hội nghị; cách thức tổ chức hội nghị và thành phần tham dự nghị để bảo đảm hiệu quả thiết thực của hội nghị. 

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất về tên gọi của hội nghị là "Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV". Hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức, cơ quan phối hợp là Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và thành phố Hải Phòng (địa phương đăng cai tổ chức hội nghị). Hội nghị sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong 1 ngày, dự kiến là ngày 21-8. 

 Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

 Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Về phạm vi, nội dung, Chủ tịch Quốc hội nhất trí tập trung vào các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến nay, trong đó loại trừ các nghị quyết đã có chuyên đề giám sát vừa qua hoặc đã được Quốc hội quyết định sẽ giám sát trong thời gian tới, các nghị quyết về nhân sự, các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. 

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, Nghị quyết Kỳ họp thứ năm đã yêu cầu rà soát hệ thống pháp luật, vấn đề nào không thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn, định hướng xử lý, tháo gỡ như thế nào... để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ sáu. Đây là công việc đòi hỏi phải rất công phu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định thành lập một tổ công tác do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm tổ trưởng để thực hiện nhiệm vụ này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổ công tác và Chính phủ chủ động phối hợp rà soát cả các luật, nghị quyết, các văn bản có khả năng sơ hở, tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, tham nhũng, những nội dung còn bất cập...

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. 

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu. 

"Như vậy, hội nghị sẽ tập trung vào các luật nhưng cũng có trọng tâm, trọng điểm là các luật có nhiều nội dung quan trọng, phức tạp, có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành và các nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù, các nghị quyết về công tác tư pháp, nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nói. 

Về cách thức tổ chức, Chủ tịch Quốc hội nhất trí có 2 báo cáo lớn: Một là, Báo cáo của Chính phủ do Phó thủ tướng Chính phủ trình bày. Báo cáo này tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm; số lượng, danh mục, tiến độ và kết quả ban hành các nghị định, các văn bản hướng dẫn thi hành và việc bố trí các nguồn lực thực hiện luật, nghị quyết; đánh giá khả năng triển khai kịp thời các luật, nghị quyết theo hiệu lực đã được Quốc hội quyết định, nhất là những luật phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn như Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)... , các kiến nghị, đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. 

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo. Ảnh: NGHĨA ĐỨC 

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo. Ảnh: NGHĨA ĐỨC 

Hai là, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó chủ tịch Quốc hội trình bày cũng tập trung vào các nội dung trên nhưng đánh giá chung về công tác triển khai luật, nghị quyết từ góc độ của Quốc hội và đánh giá bao trùm cả đối với Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.... 

Cùng với đó là tham luận của các cơ quan của Quốc hội, bộ, ngành, địa phương về các nội dung trọng tâm của hội nghị, nhất là những đề xuất, kiến nghị để bảo đảm các luật, nghị quyết của Quốc hội đi vào cuộc sống, phát huy cao nhất hiệu quả phục vụ sự phát triển của đất nước, vì lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp. 

 
 
 Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

 Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Trên cơ sở ý kiến kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiếp tục hoàn thiện kế hoạch tổ chức hội nghị, rà soát các công tác chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm tổ chức thành công hội nghị quan trọng này.

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

200 kiều bào sẽ dự hội nghị thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài
200 kiều bào sẽ dự hội nghị thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài

Từ ngày 26 đến 27-4, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài” tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya

Ngày 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya Soipan Tuya nhân dịp Bộ trưởng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 đến 17-4 tại Hà Nội.

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh

Chiều 17-4, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chứng khoán giảm mạnh ngay khi mở phiên 17-4
Chứng khoán giảm mạnh ngay khi mở phiên 17-4

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, một số mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245%. Thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh trước căng thẳng thuế quan và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng này.

Từ chiều nay, giá xăng giảm về dưới 19.000 đồng/lít
Từ chiều nay, giá xăng giảm về dưới 19.000 đồng/lít

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều nay (17-4). Theo đó, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít, về dưới 19.000 đồng/lít.

Cấp đổi căn cước công dân miễn phí khi sáp nhập địa giới hành chính
Cấp đổi căn cước công dân miễn phí khi sáp nhập địa giới hành chính

Bộ Công an khuyến khích người dân nên cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân (CCCD) sau sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.