• Click để copy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quy hoạch đô thị phải lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm

Chiều 19-7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu tại cuộc gặp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu tại cuộc gặp.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị. Thực tế, 75% động lực phát triển trên thế giới là đến từ đô thị. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nói xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa. Đây là cơ sở để lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết về công tác quy hoạch đô thị. Đó là Nghị quyết số 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại cuộc gặp mặt, các thành viên của hội đã đóng góp ý kiến vào các dự án luật đang được Quốc hội xem xét, như dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các luật có liên quan như Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn ý kiến của các đại biểu; đánh giá cao những gợi mở rất quan trọng về nhiều vấn đề có liên quan tới các dự án luật mà Chính phủ đang chuẩn bị và Quốc hội đang xem xét, trong đó có những vấn đề đang quy định nhưng chưa hợp lý hoặc những vấn đề mới phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh.

 Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại cuộc gặp.

 Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại cuộc gặp.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội làm việc theo hướng không để ý kiến nào không được lắng nghe, tiếp thu hay giải trình. Vì thế, các luật, quyết sách được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao, được cử tri và nhân dân đánh giá cao về chất lượng.

Tiếp nối tinh thần làm việc như vậy, Quốc hội sẽ tiếp tục trân trọng lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, những dự án luật rất khó tại Kỳ họp thứ sáu cũng sẽ được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao của đại biểu Quốc hội và nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng vì sau 25 năm thành lập, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã có nhiều cố gắng, đóng góp quan trọng cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị của nước ta; tổ chức và hoạt động rất bài bản; thực hiện tốt, bám sát các chức năng theo Quyết định thành lập hội của Thủ tướng Chính phủ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.

Hội đã tham gia phản biện trong quá trình xây dựng các dự án Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Tham gia góp ý với Chính phủ nhiều dự án lớn như: Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Vùng Đồng bằng sông Cửu long; Chiến lược phát triển đô thị Quốc gia và chiến lược xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, thông minh; góp ý các đồ án quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch; các dự án lớn về phát triển hạ tầng như Quy hoạch Sân bay quốc tế Long Thành, cảng biển quốc tế Thị Vải, Lạch Huyện...

 Quang cảnh cuộc gặp.

 Quang cảnh cuộc gặp.

Hội cũng tham gia và có đóng góp rất tích cực trong việc ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tham gia các Hội đồng xét duyệt đồ án quy hoạch quan trọng của Bộ Xây dựng, các Hội đồng nâng cấp, xếp loại đô thị và đã có những ý kiến quan trọng trong hoàn thiện hồ sơ trình duyệt.

Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hội tiếp tục quán triệt và nắm vững các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta với vấn đề phát triển đô thị, quy hoạch phát triển đô thị, đặc biệt là Nghị quyết 06. “Nghị quyết đã xác định rõ là phải chỉ đạo đổi mới tư duy về phương pháp quy hoạch đô thị, bảo đảm đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm... Phải kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, tình trạng quy hoạch treo, cơ chế xin cho, lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính phát biểu. 

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính phát biểu. 

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đô thị hóa phải gắn liền với công nghiệp hóa. Nếu đô thị hóa chậm hơn công nghiệp hóa thì thiếu các thiết chế xã hội phục vụ công nghiệp hóa, tác động rất sâu sắc tới trật tự, an toàn xã hội. Ngược lại, nếu công nghiệp hóa chậm hơn đô thị hóa thì sẽ tạo ra những khu đô thị “ma”. Đồng thời, đô thị hóa phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hội tiếp tục chủ động tham gia vào các chương trình, kế hoạch và các công tác quan trọng, có ý nghĩa lớn để có những ý kiến đóng góp quan trọng, hiệu quả cho Quốc hội, Chính phủ, nhất là trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị. Tiếp tục theo dõi, phản biện trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã được quyết định, phê duyệt.

 Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà tại cuộc gặp.

 Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà tại cuộc gặp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hội và các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn; giao Viện Nghiên cứu Lập pháp làm đầu mối nghiên cứu cách thức phối hợp hiệu quả, nhất là trong phối hợp nghiên cứu các đề án luật, các đề án lớn, trong đó có các dự án luật Quốc hội đang xem xét như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Thủ đô… 

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội mong muốn hội nghiên cứu, chủ động đề xuất sáng kiến lập pháp những dự án luật đúng với chức năng của hội; tiếp tục có cơ chế phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để tăng cường truyền thông chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này.

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.