• Click để copy

Chú trọng tuyên truyền phòng, chống ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025”, các cấp, ngành tỉnh Đắk Lắk đã tích cực tuyên truyền, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy trong vùng đồng bào DTTS và miền núi bằng nhiều cách.

Ma túy len lỏi buôn làng

Xã Cư Né là điểm nóng phức tạp về tệ nạn ma túy của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Toàn xã có 14 buôn và 7 thôn với khoảng 60% đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Ê Đê. Những năm qua, tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên địa bàn xã, tập trung vào lứa tuổi thanh, thiếu niên. Trong đó, đối tượng liên quan đến tội phạm ma túy hầu hết là đồng bào DTTS.

Theo Thiếu tá Tạ Quang Vĩnh Duy, Trưởng công an xã Cư Né, ma túy xuất hiện trên địa bàn xã Cư Né hơn chục năm trước. Nguồn cung cấp ma túy cho người nghiện trên địa bàn xã chủ yếu từ bên ngoài thẩm thấu vào. Lực lượng công an xã thường xuyên theo dõi, nắm bắt các đối tượng nghiện, tội phạm để mật phục, tuần tra phát hiện, xử lý kịp thời. Công tác quản lý người nghiện ở địa bàn cũng luôn được thực hiện sát sao. Công an xã đã đưa 18 người đi cai nghiện bắt buộc. Hiện nay, công an xã đã lập hồ sơ quản lý 20 người nghiện, trong đó đồng bào DTTS chiếm 80%.

Chính quyền, ngành chức năng địa phương xã Cư Kbang, huyện Ea Súp đến gia đình có người vi phạm về ma túy để vận động, tuyên truyền. 

Chính quyền, ngành chức năng địa phương xã Cư Kbang, huyện Ea Súp đến gia đình có người vi phạm về ma túy để vận động, tuyên truyền. 

Hay như xã Cư Kbang, huyện Ea Súp cũng là một "điểm nóng" về tình trạng mua bán, vận chuyển, sử dụng chất ma túy. Đại úy Lê Tiến Đạt, Trưởng công an xã Cư Kbang cho biết: “Trong 4 năm trở lại đây, số vụ việc liên quan đến ma túy được phát hiện nhiều hơn so với trước. Công an xã Cư Kbang đã phối hợp xử lý các vụ việc với nhiều đối tượng về ma túy. Ngoài bắt giữ tội phạm ma túy, lực lượng công an xã đưa các đối tượng sử dụng ma túy đi xác định tình trạng nghiện, tạo điều kiện cho người dân yên ổn làm ăn”.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 1.800 người nghiện ma túy mà cơ quan công an nắm, lập hồ sơ và đề xuất áp dụng các biện pháp cai nghiện khác nhau, trong đó có nhiều người là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa.

Tích cực tuyên truyền bằng nhiều cách

Ma túy quét qua buôn làng đã để lại nhiều hệ lụy. Nhiều gia đình ly tán, mất nhà, người thân nghiện ngập và cái nghèo, cái khổ đeo bám. Những năm qua, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc quyết liệt để kiềm chế sự gia tăng tệ nạn, tội phạm ma túy, xử lý các vụ án hình sự do người nghiện ma túy gây ra và ngăn ngừa phần nào sự lây lan ma túy vào buôn làng vùng sâu, vùng đồng bào DTTS.

Thiếu tá Lê Minh Cảnh, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế-ma túy, Công an huyện Krông Búk cho biết: “Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm về ma túy, Công an huyện Krông Búk đã chỉ đạo triển khai toàn diện những biện pháp để nắm bắt các đối tượng và quản lý địa bàn. Theo đó, lực lượng công an tiến hành lên danh sách tất cả đối tượng có biểu hiện sử dụng, tàng trữ hoặc mua bán trái phép chất ma túy để lập hồ sơ quản lý. Đồng thời, lực lượng công an phối hợp với các xã quản lý đối tượng và áp dụng những biện pháp như giáo dục, cai nghiện, tiến tới giảm số lượng người nghiện trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như qua mạng xã hội Zalo, Facebook; tuyên truyền trực tiếp tại các thôn có số người nghiện cao, qua các hội nghị... Bên cạnh đó, ngày hai lần vào buổi sáng và chiều tối, đài truyền thanh xã phát những nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy đối với người nghiện, gia đình và cộng đồng.

 Cán bộ thôn, Công an xã Cư Né, huyện Krông Búk đến nhà người dân tuyên truyền.

 Cán bộ thôn, Công an xã Cư Né, huyện Krông Búk đến nhà người dân tuyên truyền.

Thực hiện Kế hoạch số 11284/KH-UBND ngày 16-11-2021 của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025”, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch chi tiết tuyên truyền phòng, chống ma túy trong đồng bào DTTS. Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 6 hội nghị tập huấn cho 546 học viên là công chức làm công tác dân tộc, công tác tuyên truyền ở địa phương, cán bộ xã, già làng, trưởng thôn, buôn, chức sắc tôn giáo, người có uy tín... Đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 8 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống ma túy vùng đồng bào DTTS và miền núi tại 8 huyện, thành phố cho gần 1.000 người. Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư phòng, chống tội phạm ma túy” trên địa bàn xã Ea Wy, huyện Ea H’leo nhằm nâng cao nhận thức của người dân sinh sống trên địa bàn về sự cần thiết trong việc tham gia phòng, chống tội phạm ma túy; tác hại, hậu quả của việc sử dụng và tàng trữ, mua bán ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng chí H’Yâo Knul, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng. Ngay từ đầu năm, Ban Dân tộc tỉnh đã sớm ban hành Kế hoạch số 82/KH-BDT ngày 3-2-2023 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” năm 2023. Trước đó, Ban Dân tộc tỉnh đã nghiên cứu tình hình thực tế, rà soát địa bàn trọng điểm các xã, thị trấn có đông đồng bào DTTS sinh sống và nơi có nguy cơ cao về ma túy để thông tin tuyên truyền lan tỏa đến số đông đồng bào DTTS.

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong tuyên truyền và phòng, chống, tình trạng vi phạm ma túy và tội phạm ma túy trong vùng đồng bào DTTS đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động.

Bài và ảnh: BẢO PHÚC

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.