• Click để copy

Chương trình mỗi xã một sản phẩm - đừng là “chiếc áo may vội”

“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Sau 4 năm triển khai, dù đã có những kết quả khả quan, song chương trình cũng dần bộc lộ nhiều hạn chế.

Sản phẩm trùng lắp, khó tiêu thụ

Sau 4 năm triển khai, chương trình OCOP đã phát triển rộng và có sự lan tỏa mạnh mẽ. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo thống kê có hơn 1.200 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Vừa qua, tại Hội thi bình chọn sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL, đã có 23 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm tiêu biểu của khu vực. Trong đó có những cái tên nổi bật như: Xoài sấy dẻo, hạt sen sấy, trà sen Dotha Lotus thượng hạng của Đồng Tháp; tổ yến sơ chế, muối hạt từ Bạc Liêu; mật hoa dừa, dừa sáp sợi Trà Vinh; đường thốt nốt, tương hột của An Giang...

Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng đi sâu tìm hiểu thì việc xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP còn khá nhiều vấn đề đáng lo ngại. Mặt trái của chương trình là không ít địa phương chạy theo phong trào, thành tích thông qua số lượng sản phẩm không ngừng tăng lên mà quên đi bản chất, giá trị thực của OCOP. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP chưa bảo đảm công bằng, khoa học. Kéo theo đó là tình trạng nhiều sản phẩm giống nhau, chỉ khác tên gọi. Sản phẩm trà mãng cầu là một ví dụ. Trong tỉnh Hậu Giang có đến 3-4 sản phẩm trà mãng cầu đạt OCOP như: Phụng Phát, Kỳ Như, Nhan Hà... Không chỉ trùng lắp trong tỉnh, sản phẩm trà mãng cầu còn “đụng hàng” với nhiều địa phương như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng...

Chương trình mỗi xã một sản phẩm - đừng là “chiếc áo may vội”

Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm tại tuần nông sản an toàn do TP Cần Thơ tổ chức. 

Anh Nguyễn Văn Đua, chủ cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào tại ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Việc gắn thương hiệu OCOP cho một số sản phẩm vẫn chưa đúng bản chất, nặng về vấn đề công nhận khiến các sản phẩm OCOP "vàng-thau" lẫn lộn. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách đạt sao thăng hạng để như một tấm “hộ chiếu” thông hành cho sản phẩm, dẫn đến nhiều sản phẩm đã được gắn sao, được quảng bá rầm rộ... nhưng sức tiêu thụ rất thấp. Mặt khác, việc trùng lắp dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm kém đi. Do đó, trong quá trình lựa chọn, các địa phương cần cân nhắc tạo ra một sản phẩm đặc trưng thật sự của từng xã, hoặc sản phẩm liên xã nhưng hiệu quả thay vì lựa chọn tràn lan với tiêu chí chỉ để cho có”.

Không chỉ dừng lại ở câu chuyện trùng lắp, sự “nở rộ” sản phẩm OCOP tại các địa phương trong thời gian qua đặt ra không ít thách thức khi nhiều cơ sở, hợp tác xã (HTX) sau chứng nhận vẫn loay hoay tìm thị trường tiêu thụ... 

Chưa chú trọng mẫu mã

Bên cạnh chất lượng thì khâu quảng bá và mẫu mã đóng vai trò thiết yếu trong việc mở rộng thị trường sản phẩm OCOP. Thế nhưng, đó lại là “điểm liệt” trong lộ trình xây dựng sản phẩm OCOP của các địa phương. 

Ở góc độ nhà kinh doanh, ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Sơn (tỉnh An Giang) phân tích: “Người nông dân đa phần mới làm tốt ở khâu sản xuất, còn khâu quảng bá vẫn chưa chú trọng. Vì thế, một số sản phẩm dù có chất lượng tốt nhưng mẫu mã, hình thức, bao bì đóng gói lại khá nhạt nhòa, không tạo được sức hút với người tiêu dùng. Ngoài ra, chính sách chiết khấu thương mại chưa hấp dẫn và quan trọng nhất là nhiều cơ sở không có hóa đơn bán hàng. Đây chính là những trở ngại để các chủ thể sản phẩm OCOP đưa được hàng hóa vào các kênh phân phối hiện đại và bán hàng online”.

Còn một nghịch lý đang tồn tại ở các địa phương là trong khi HTX, hộ sản xuất, kinh doanh khó tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP thì tại các hệ thống siêu thị lại thiếu nguồn hàng. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart Cần Thơ có đến hơn 90% là hàng Việt Nam, song số sản phẩm OCOP của thành phố chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này cho thấy sự liên kết giữa hệ thống siêu thị và các kênh bán lẻ với HTX, hộ sản xuất chưa chặt chẽ. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP, hoặc đã tuyên truyền nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Liên quan đến vấn đề này, trong hội nghị thúc đẩy giao thương tại Cần Thơ mới đây, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An nhìn nhận, thực tế công tác liên kết tiêu thụ sản phẩm và tuyên truyền còn nhiều thiếu sót. “Thời gian qua, chúng ta mới làm đến khâu khuyến khích các chủ thể, cơ sở, doanh nghiệp tham gia chương trình để có những sản phẩm OCOP mà chưa chú trọng truyền thông đến đối tượng người tiêu dùng. Người tiêu dùng chưa hiểu rõ sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao khác sản phẩm khác ở chỗ nào”.

Chứng nhận OCOP không là một “kim bài” bảo chứng lâu dài cho bất kỳ sản phẩm nào. Suy cho cùng, khách hàng mua sản phẩm vẫn vì giá trị cốt lõi là chất lượng. Ngay bây giờ, các chủ thể không nên tự bằng lòng, “giậm chân tại chỗ” mà cần nghiên cứu thêm những ý tưởng mới. Song song đó, cần bứt phá để đi lên nhờ đổi mới nhằm theo kịp xu hướng thị trường; quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến, cải tiến bao bì, nhãn mác, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu... Để làm được điều này, chắc chắn trách nhiệm còn nằm ở các địa phương trong việc định hướng, tiếp tục tổ chức thẩm định, hỗ trợ các sản phẩm OCOP tiềm năng là thế mạnh, đặc sản của các địa phương.

Bài và ảnh: THÚY AN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.