• Click để copy

Chuyến thăm khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đồng chí Tập Cận Bình được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyến thăm có ý nghĩa sâu sắc, mang nội dung chính trị đặc biệt quan trọng, thể hiện ở các điểm sau:

Trước hết, chuyến thăm sẽ góp phần đưa quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới, thể hiện sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh và đối ngoại cũng như khát vọng hòa bình, phát triển vì lợi ích quốc gia - dân tộc của hai Đảng, hai Nhà nước.

Sự gặp gỡ của niềm tin, khát vọng hòa bình giúp cho hai bên hướng tới mục tiêu chung là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, kiến tạo sự phát triển mới tại mỗi nước cũng như ở khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý nghĩa chính trị sâu sắc mà còn thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược nhạy bén, sắc sảo của Đảng ta.

Chuyến thăm khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN 

Chuyến thăm cũng khẳng định tầm nhìn và quan điểm chung của hai Đảng, hai Nhà nước về việc cùng khai mở chương mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên cơ sở những nguyên tắc chung, những khái niệm mới hơn, phù hợp hơn với thời cuộc, có lợi cho hai dân tộc, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững, lâu dài, hướng đến tương lai.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới cũng như sự cần thiết phải củng cố, tăng cường hơn nữa mối quan hệ này trong bối cảnh tình hình thế giới đầy phức tạp; đồng thời cùng nhau xây dựng, kiến tạo tương lai tươi sáng, hài hòa và giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước.

Đây còn là cơ hội để hai Đảng, hai Nhà nước thêm hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, có sự trao đổi và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách của mỗi nước, mở ra cơ hội gặt hái thêm nhiều thành công.

Bên cạnh đó, chuyến thăm cũng góp phần bổ sung nội hàm mới của hòa bình, đẩy mạnh phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, chăm lo bồi đắp cho quan hệ song phương. Đây là mẫu số chung góp phần đưa quan hê Việt - Trung đi vào thực chất, có chiều sâu, trên tầm cao mới.

Xuất phát từ lời mời trân trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn truyền đi thông điệp, đó là cần tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển toàn diện, sâu sắc và đạt hiệu quả cao hơn nữa; đồng thời tái khẳng định hai Đảng, hai Nhà nước luôn coi trọng mối quan hệ, hợp tác song phương và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Điều này đã được thể hiện thông qua việc hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực vẫn được duy trì và thúc đẩy bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn vừa qua.

Hơn thế nữa, chuyến thăm là minh chứng bác bỏ các quan điểm sai trái, xuyên tạc về mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc.

Nội dung và mục đích của chuyến thăm đã được thể hiện sâu sắc trong bức điện chúc mừng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng chí Tập Cận Bình nhân dịp đồng chí tái cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước”.

Thiếu tướng, PGS, TS NGUYỄN BÁ DƯƠNG

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.