• Click để copy

Cơ chế hữu hiệu giúp EU nhằm đối phó với thảm họa thiên nhiên

Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động Cơ chế bảo vệ dân sự (UCPM) sau khi Chính phủ Hy Lạp kêu gọi sự trợ giúp từ các nước thành viên nhằm đối phó với đợt cháy rừng nghiêm trọng nhất kể từ đầu năm đến nay. Ngay lập tức, 6 nước thành viên UCPM đã cử lực lượng cứu hỏa cùng máy bay ném bom, trực thăng tới Hy Lạp để khống chế “giặc lửa”.

Từ nhiều năm qua, Hy Lạp thường xuyên phải đối phó với các vụ cháy rừng bùng phát vào mùa hè. Từ ngày 11-8, “giặc lửa” đã tấn công khu vực gần ngôi làng Varnavas, cách thủ đô Athens 35km về phía Bắc, khiến một phụ nữ 64 tuổi tử vong. Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp cho biết, các đám cháy rừng đã tiến sâu vào vùng thủ đô, đe dọa các tòa nhà chung cư, trường học và doanh nghiệp.

Cơ chế hữu hiệu giúp EU nhằm đối phó với thảm họa thiên nhiên
Máy bay chữa cháy của UCPM nỗ lực dập tắt đám cháy ở vùng Varympompi, phía Bắc Athenes. Ảnh: Reuters 

Trước nguy cơ cháy rừng lan rộng và vượt tầm kiểm soát, Chính phủ Hy Lạp đã kêu gọi sự trợ giúp từ UCPM. Ngay lập tức, UCPM khởi động hệ thống rescEU. 6 quốc gia được huy động giúp Hy Lạp dập các đám cháy rừng gồm Pháp, Italy, Malta, Romania, Serbia và Moldova. Theo Ủy ban châu Âu (EC), 600 lính cứu hỏa, cùng máy bay chữa cháy, trực thăng của những nước trên đã được huy động và có mặt tại Hy Lạp chỉ sau vài giờ.

Đây không phải là lần đầu tiên Hy Lạp được hưởng lợi từ hệ thống rescEU của UCPM. Vào tháng 7-2023, 11 máy bay ném bom nước (từ Pháp, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Croatia và Síp) và một trực thăng của Séc đã được huy động. Vào thời điểm đó, 407 lính cứu hỏa châu Âu đã có mặt tại hiện trường để tham gia dập lửa.

Theo Báo Le Point của Pháp, UCPM được xem là một trong những cơ chế hữu hiệu nhất của EU. Được thành lập vào năm 2001, UCPM có sự tham gia của 20 quốc gia thành viên, trong đó có 10 quốc gia đến từ EU, 10 quốc gia không thuộc EU. EC giải thích: “Một cách tiếp cận chung giúp chúng tôi có thể tập hợp chuyên môn và nguồn lực sơ cứu, tránh trùng lặp trong việc triển khai viện trợ và bảo đảm rằng viện trợ được cung cấp đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng”.

Hoạt động của UCPM rất đơn giản: Khi một thảm họa tự nhiên hoặc do lỗi con người gây ra ở một quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân thì quốc gia đó được quyền đề xuất các biện pháp can thiệp. Việc triển khai hệ thống rescEU được bảo đảm bởi Trung tâm điều phối ứng phó khẩn cấp (ERCC).

Kể từ khi được thành lập, UCPM đã khởi động hệ thống rescEU hơn 700 lần, trong đó hoạt động lớn nhất của nó hiện đang được triển khai ở Ukraine. UCPM cũng được triển khai sau các trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria năm 2023 và sau vụ nổ ở cảng Beirut (Lebanon) ngày 4-8-2020. Năm ngoái, 66 yêu cầu hỗ trợ đã được gửi tới UCPM, trong đó 24 yêu cầu đến từ các quốc gia thành viên EU hoặc các quốc gia tham gia, số lần còn lại đến từ các nước thứ ba.

Ngân sách châu Âu dành cho UCPM năm 2023 lên tới 276 triệu euro. Theo Le Point, đội máy bay chữa cháy rescEU đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho châu Âu những công cụ hiện đại để đối phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến cháy rừng. Hiện nay, UCPM có 24 máy bay chữa cháy cùng với 4 trực thăng.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến các mùa cháy rừng trở nên khắc nghiệt và khó dự đoán hơn, EU đã chủ động xây dựng lực lượng ứng phó khẩn cấp. Mới đây, EU đã chính thức khởi động dự án sản xuất 12 máy bay chữa cháy thủy phi cơ để phục vụ đội tàu chữa cháy thường trực rescEU. Những máy bay này được EC tài trợ và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến cháy rừng trên khắp châu lục. Khi một quốc gia nào đó phải đối mặt với các đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát, đội máy bay rescEU sẽ được triển khai nhanh chóng để hỗ trợ. Bên cạnh 12 máy bay chữa cháy được mua chung, các quốc gia thành viên cũng sẽ đầu tư mua thêm 10 máy bay khác để tăng cường năng lực chữa cháy trong nước.

Ủy viên châu Âu phụ trách quản lý khủng hoảng Janez Lenarčič nhấn mạnh, việc thành lập đội tàu chữa cháy rescEU là minh chứng rõ ràng cho thấy quyết tâm của châu Âu trong việc bảo vệ người dân và tài sản trước những hiểm họa thiên nhiên. Dự kiến, những chiếc máy bay chữa cháy thủy phi cơ đầu tiên sẽ được bàn giao vào cuối năm 2027. Trong thời gian chờ đợi, EU sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên để xây dựng một hệ thống điều phối hiệu quả, bảo đảm đội máy bay chữa cháy rescEU có thể được triển khai nhanh chóng và linh hoạt khi cần thiết.

BÌNH NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.