• Click để copy

Cơ hội cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt ở Châu Âu là thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật

Theo số liệu từ Bộ Công Thương thì, Liên minh Châu Âu-EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%. Làm thế nào để phát triển bền vững những con số trên? Cơ hội cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt ở Châu Âu là thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật.


Hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu sang EU của Việt Nam. Ảnh internetHàng hóa, sản phẩm xuất khẩu sang EU của Việt Nam. Ảnh internet.

Hiện nay, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu của cả nước (2015 - 2021). Hiện Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.

Dù dư địa thị trường còn tương đối lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh khai thác, nhưng thực tế, việc tận dụng sự khác biệt chỉ mang tính ngắn hạn, trong những ngày tới hàng hóa Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt, đối diện nhiều khó khăn thách thức...

Đặc biệt xu hướng là EU sẽ tăng cường áp dụng hàng rào phi thuế quan, siết chặt các quy định, tiêu chuẩn. Trong khi đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn gặp khó trong việc tiếp cận thị trường EU do chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao của EU về tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, các vấn đề môi trường, xã hội, phát triển bền vững…. EU cũng thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định khiến các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều trường hợp không kịp nắm bắt, thích nghi.

Năm 2022, sau gần 02 năm chống chọi với đại dịch, khi các nền kinh tế và hoạt động thương mại giữa các nước trên thế giới bình thường trở lại, nhiều nước bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp đang tiếp tục củng cố các thị trường lớn, ngoài cửa ngõ vào EU như: Đức, Hà Lan, Pháp…, hoạt động xuất khẩu đang được đẩy mạnh sang các thị trường ngách, như tại Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu, kể cả tăng cường xuất sang các thị trường Nam Mỹ.

Ảnh internetCơ hội cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt ở Châu Âu là thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật. Ảnh internet.

Ông Jean- Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý thường xuyên kiểm tra, cập nhật văn bản pháp luật, thông báo về thay đổi quy định của EU. Đặc biệt là các vấn đề kiểm soát, kiểm định các mối nguy mất an toàn thực phẩm; đáp ứng tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu, cụ thể là các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và rào cản kỹ thuật (TBT) liên quan đến sản phẩm, đáp ứng yêu cầu truy xuất một công đoạn bất kỳ trong quy trình sản xuất- xuất khẩu khi có yêu cầu và các biện pháp tăng cường chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

Phó chủ tịch EuroCham cho rằng, tiêu chuẩn VietGap và một số tiêu chuẩn khác của Việt Nam so với tiêu chuẩn quốc tế còn một khoảng cách rất lớn. Ngoài việc đáp ứng một số tiêu chuẩn mà thị trường ưa chuộng như Global Gap, BAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác, doanh nghiệp Việt Nam cần hướng đến các tiêu chuẩn EU để thiết kế quy trình sản xuất, chế biến, nuôi trồng sản phẩm.

Theo ông Jean-Jacques Bouflet, các nhóm hàng hóa có tần suất áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và rào cản kỹ thuật (TBT) liên quan đến sản phẩm nhiều nhất khi nhập khẩu vào EU là rau quả, thực phẩm chế biến, dệt may, đồ da, hóa chất, giày dép, sản phẩm nhựa… và đây cũng chính là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

"Ở đây tôi cũng muốn nhấn mạnh việc minh bạch dấu chân Carbon, tức là lượng phát thải khi sản xuất đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự trả lời được những câu hỏi ngày càng nhiều từ phía đối tác, khách hàng EU về vấn đề giảm phát thải để tự điều chỉnh. Từ việc minh bạch vấn đề giảm phát thải khi sản xuất hàng hóa Việt Nam sẽ tạo thêm được sự khác biệt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng xanh và sạch hơn", ông Bouflet nói.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù bối cảnh quốc tế không hoàn toàn thuận lợi, song tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU được đánh giá khả quan. Ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng ở thị trường EU, Việt Nam cần duy trì được sự khác biệt về chủng loại, nguồn cung... Đặc biệt nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến năm 2026, toàn bộ nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU, hằng năm đều phải khai báo lượng hàng cùng chứng chỉ về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) có liên quan.

Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công Thương nói: "Trước xu hướng của thị trường đòi hỏi cần phải có tư duy dài hạn. Cánh cửa mà chúng ta có thể nghĩ tới đó là hợp tác và tìm kiếm công nghệ từ thị trường Châu Âu. Ở đây một đối tác rất hiệu quả để doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác, đó là Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham). Đây là cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư Châu Âu".

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, từ ngày 21 đến 27-9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó, thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Hội nghị Ủy ban cấp cao về hội nhập tài chính ASEAN lần thứ 28
Hội nghị Ủy ban cấp cao về hội nhập tài chính ASEAN lần thứ 28

Ngày 20-9, Hội nghị Ủy ban cấp cao về hội nhập tài chính ASEAN lần thứ 28 đã diễn ra tại TP Đà Nẵng. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Filianingsih Hendarta đồng chủ trì hội nghị.

Nhiều làng nghề sẽ được tôn vinh tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam năm 2024”
Nhiều làng nghề sẽ được tôn vinh tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam năm 2024”

Sáng 20-9, tại Hà Nội, Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường; Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương; Cục Kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) tổ chức họp báo giới thiệu về Hội chợ Làng nghề Việt Nam năm 2024.

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.