• Click để copy

Cơ hội hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng ở Iraq

Mới đây, Iraq và Tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp đã ký một thỏa thuận trị giá 27 tỷ USD nhằm tăng sản lượng dầu và khả năng sản xuất năng lượng của quốc gia Trung Đông này.

Theo AP, thỏa thuận được ký kết tại thủ đô Baghdad của Iraq sau nhiều năm đàm phán đánh dấu khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử nước này. Iraq đã ký hợp đồng ban đầu với TotalEnergies vào năm 2021, nhưng các tranh cãi về điều khoản đã trì hoãn việc ký kết cuối cùng thêm hai năm nữa.

Tại lễ ký kết, Giám đốc điều hành TotalEnergies Patrick Pouyanné nói rằng thỏa thuận sẽ thúc đẩy nền kinh tế Iraq và tạo thêm việc làm. Người Iraq sẽ chiếm ít nhất 80% lực lượng lao động của dự án. Theo Reuters, ông Pouyanné cho biết dự án sẽ được khởi công vào mùa hè này và nhận được khoản đầu tư 10 tỷ USD trong vòng 4 năm tới.

Được biết, dự án được gọi là Dự án Tích hợp tăng trưởng khí đốt. Dự án được thực hiện nhằm mục đích cải thiện nguồn cung cấp điện của Iraq, bao gồm thu hồi khí đốt tại 3 mỏ dầu và sử dụng khí đốt để cung cấp cho các nhà máy điện, giúp giảm hóa đơn nhập khẩu của nước này.

Người phát ngôn Bộ Dầu mỏ Iraq Assim Jihad cho biết bộ này đã cố gắng khởi động các dự án như vậy trong hơn một thập kỷ nhưng bị cản trở bởi tình trạng bế tắc chính trị, đại dịch Covid-19 và cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Cơ sở khai thác khí đốt tự nhiên Bin Omar tại thành phố cảng Basra của Iraq. Ảnh: AFP/TTXVNCơ sở khai thác khí đốt tự nhiên Bin Omar tại thành phố cảng Basra của Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN

Iraq là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tuy nhiên, mạng lưới điện của nước này đã trải qua nhiều thập kỷ quản lý yếu kém và thiệt hại do các cuộc xung đột khác nhau. Tình trạng mất điện diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong những tháng hè nóng nực, buộc nhiều người dân Iraq phải phụ thuộc vào máy phát điện chạy bằng dầu diesel hoặc chật vật chịu nhiệt độ vượt quá 50 độ C.

Việc hợp tác với TotalEnergies có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài ở Iraq, đồng thời giúp nước này giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ nước láng giềng Iran. Nhà phân tích thị trường năng lượng Bachar El-Halabi cho biết dự án này giúp Iraq “dễ thở hơn” sau khi một số công ty dầu mỏ lớn rút khỏi nước này trong những năm gần đây.

Ông El-Halabi nhận định: “Về lý thuyết, điều này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Iraq vào nhập khẩu khí đốt của Iran”.

AP nhận định, điều đó chỉ xảy ra nếu các bên thực hiện thỏa thuận có thể vượt qua những thách thức khi nạn tham nhũng tràn lan và bất ổn chính trị đã làm suy yếu ngành dầu mỏ của Iraq trong hơn hai thập kỷ.

Ông Marc Ayoub, chuyên gia về chính sách năng lượng tại Viện Chính sách Trung Đông Tahrir có trụ sở ở Washington (Mỹ) cho biết, dự án có thể đối mặt với những thách thức trong tương lai. “Quy mô của dự án và sự tham gia của một tập đoàn lớn có nghĩa là sẽ ít xảy ra tham nhũng hơn. Tuy nhiên, luôn luôn có rủi ro”, ông Ayoub lưu ý.

TÚ ANH

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.