• Click để copy

Khủng hoảng năng lượng: Một mùa Đông bất thường đã 'cứu' Châu Âu, nhưng mấy ai dựa mãi vào 'vận may' mà sống?

Một mùa Đông bất thường đã giúp Châu Âu tạm thời bước qua khủng hoảng, tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, thị trường năng lượng diễn biến khó lường, Châu Âu không thể 'tựa' vào vận may.

Từ những tín hiệu lạc quan

Đến thời điểm này, Châu Âu có thể thở phào nhẹ nhõm, bởi vì nhờ có mùa Đông đặc biệt ấm áp và một chiến lược về đa dạng hóa nguồn cung được hoạch định tốt cùng các biện pháp giảm tiêu thụ, lục địa này đã tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine.

Mức dự trữ khí đốt chưa được sử dụng của Châu Âu ở mức khoảng 60% - cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức trung bình thông thường vào thời điểm này trong năm. Giá khí đốt tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) - mức giá tham khảo chính cho các giao dịch khí tự nhiên tại Châu Âu - đã giảm hơn 85% so với mức cao nhất vào tháng Tám năm ngoái, từ 340 Euro/MWh (tương đương 360/MWh) xuống dưới 50 Euro/MWh.

Với bối cảnh hiện nay, châu Âu chưa thể an tâm về nguồn cung năng lượng. (Nguồn Intellinews)Với bối cảnh hiện nay, châu Âu chưa thể an tâm về nguồn cung năng lượng. (Nguồn Intellinews).

Nhưng có lẽ Châu Âu chưa nên vội mừng với vận may này. Nguy cơ giá cả sẽ thay đổi đáng kể trong những tháng tới và điều này sẽ tác động mạnh đến hóa đơn năng lượng của các công ty và hộ gia đình.

Tình trạng thắt chặt tại các thị trường khí đốt Châu Âu có thể sẽ trở nên rõ ràng hơn khi mùa Hè đến gần, có thể đẩy giá năng lượng trở lại mức 100 Euro/MWh hoặc thậm chí cao hơn. Cuộc chiến chống lạm phát của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn chưa kết thúc.

Có thể sử dụng một số phép tính tương đối đơn giản để hiểu được tình hình năng lượng phức tạp của Châu Âu. Trước xung đột Nga-Ukraine, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Châu Âu chỉ dưới 500 tỷ m3 mỗi năm.

Lượng khí đốt dự trữ hiện nay (vốn đang ở mức cao bất thường) cộng với sản xuất trong nước và lượng nhập khẩu hiện tại của cả khí tự nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), bao gồm cả nhập khẩu từ Nga, tổng cộng Châu Âu có 440 tỷ m3. Do đó, châu Âu sẽ cần cắt giảm tiêu thụ hoặc tăng nhập khẩu LNG thêm 60 tỷ m3 để lấp đầy khoảng cách cung-cầu.

"Nói luôn dễ hơn làm"

Nhưng để thực hiện một chiến lược như vậy thì "nói dễ hơn làm". Mặc dù Châu Âu đã cố gắng giảm mức tiêu thụ khí đốt xuống khoảng 430 tỷ m3 vào năm 2022 (thấp hơn 13% so với mức năm 2021), nhưng thời tiết ấm áp bất thường đóng một vai trò quan trọng và có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Tây Ban Nha, được hưởng lợi từ việc không bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu khí đốt của Nga, chỉ cắt giảm tiêu thụ ở mức vừa phải, còn Pháp và Italy cắt giảm ít hơn mức trung bình của Châu Âu. Ngược lại, Đức và Hà Lan cắt giảm nhiều hơn đáng kể, giảm mức tiêu thụ của họ xuống khoảng 20% so với năm 2021.

Giả sử rằng thời tiết trở lại tương đối bình thường vào mùa Đông tới, các Chính phủ Châu Âu sẽ cần đặt mục tiêu cắt giảm 10% mức tiêu thụ so với mức của năm 2021 để giữ tổng mức tiêu thụ dưới 450 tỷ m3. Mặc dù EU đã đặt mục tiêu tự nguyện là 15% vào năm ngoái, nhưng mục tiêu đó sẽ không thể đạt được nếu không có thời tiết ấm áp bất thường. Mục tiêu 10% thực tế hơn nhiều.

Việc cắt giảm một phần sẽ đến từ các ngành công nghiệp như hóa chất, kim loại và thủy tinh, những ngành sử dụng nhiều khí tự nhiên và sẽ gặp phải một số khó khăn do những “dư chấn” từ năm 2022.

Đồng thời, các công ty và hộ gia đình Châu Âu có thể sẽ duy trì các biện pháp tiết kiệm năng lượng khôn ngoan mà họ đã áp dụng và giới hạn tiêu thụ bắt buộc (chẳng hạn như để sưởi ấm khu dân cư) có thể sẽ được giữ nguyên. Nếu vậy, Châu Âu có thể cắt giảm tiêu thụ 50 tỷ m3, gần bù đắp được 60 tỷ m3 mà Châu Âu bị thiếu hụt.

Châu Âu sẽ cần nhập khẩu thêm LNG từ các nhà cung cấp trên toàn cầu đề bù đắp 10 tỷ m3 còn lại. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, sản lượng LNG toàn cầu vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng khoảng 23 tỷ m3.

Điều đó có nghĩa là Châu Âu sẽ cần phải thâu tóm gần một nửa mức tăng tổng thể này. Và vì châu lục này sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nền kinh tế Châu Á đang phục hồi - nhất là Trung Quốc - nên nhu cầu về LNG có thể sẽ đẩy giá TTF lên cao hơn mức hiện tại, có khả năng khiến mức sàn lên tới 80 Euro/MWh.

Tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn nếu việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên và LNG của Nga bị dừng hoàn toàn, đây vẫn là một khả năng rõ ràng có thể xảy ra. Nhìn chung, các lô khí đốt nhập khẩu này hiện có khối lượng khoảng 45 tỷ m3 (chỉ bằng 20% so với mức trước xung đột).

Cùng với 10 tỷ m3 bị thiếu hụt, việc bị mất đi nguồn cung này sẽ khiến Châu Âu bị thiếu tới 55 tỷ m3 khí đốt, nhiều hơn gấp đôi so với mức tăng nguồn cung dự kiến của LNG trên toàn cầu.

Hơn nữa chỉ một phần khí đốt của Nga không được chuyển đến Châu Âu được bán ra quốc tế nên thị trường LNG toàn cầu sẽ bị thiếu nguồn cung trầm trọng. Trong kịch bản này, giá TTF sẽ được đẩy lên hơn 100 Euro/MWh - gấp hơn 10 lần so với giá trước xung đột - và các chính phủ có thể cần phải áp dụng chế độ phân phối.

Mặc dù vai trò của Nga với tư cách là nhà cung cấp khí đốt cho Châu Âu đã giảm đáng kể, nhưng các chuyến hàng của Nga vẫn rất cần thiết để cân bằng cung-cầu tại thị trường Châu Âu cho đến khi EU củng cố được khả năng tái hóa khí hoặc cho đến khi các nguồn năng lượng thay thế được đưa vào hoạt động.

LNG chắc chắn đã trở nên quan trọng hơn trong cơ cấu năng lượng của Châu Âu so với vài năm trước, nhưng LNG chỉ giúp bù đắp được phần nào nguồn cung khí đốt bị thiếu hụt của EU. Việc cắt giảm tiêu thụ và các cơ chế đoàn kết của EU (trong trường hợp nguồn cung quá thấp) sẽ vẫn cần thiết để tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông tới.

Theo Báo Quốc tế

Bài liên quan

Tin mới

Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử
Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, sáng 21-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel

Trưa 21-5, tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Bộ Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Israel hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khởi nghiệp; chiều ngược lại Việt Nam sẽ hỗ trợ, bổ sung cho Israel về nguồn nhân lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt

Sáng 21-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Châu Gia Nghĩa, Chủ tịch châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) và tổ hợp các nhà thầu, đối tác hợp tác tại Việt Nam.

Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026
Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026

Sáng 21-5, với 449/449 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,93% tổng số đại biểu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21-5, tiếp tục chương trình kỳ họp, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV
Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV

Ngày 20-5, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.