Cơ hội kết nối, đẩy mạnh xuất khẩu xuyên biên giới
Ngày 7/6, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Amazon Global Selling tổ chức Hội nghị Thương mại Điện Tử Xuyên Biên Giới “Tinh hoa Châu Á, Bứt phá toàn cầu”.
Sự kiện được xem là Hội nghị về thương mại điện tử xuyên biên giới độc lập quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam với sự có mặt của đại diện từ các cơ quan chính phủ, các hiệp hội ngành hàng cùng 14 nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác bán hàng thành công trên Amazon đến từ châu Á.
Đặc biệt, tại sự kiện năm nay, lần đầu tiên các nhà bán hàng châu Á thành công trên Amazon đến từ các nước trong khu vực đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu online ngày một tăng của doanh nghiệp Việt và thúc đẩy việc nắm bắt cơ hội từ thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hội nghị Thương mại Điện Tử Xuyên Biên Giới “Tinh hoa Châu Á, Bứt phá toàn cầu” quy tụ 14 nhà cung cấp dịch vụ trong ngành đến từ nhiều danh mục dịch vụ khác nhau và 1.500 lượt khách tham dự |
Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử xuyên biên giới
Theo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các MSMEs địa phương cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường đến các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới.
Nhận thấy tiềm năng này, Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2023 được tổ chức tại Việt Nam với mong muốn nâng cao nhận thức về thương mại điện tử xuyên biên giới trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước; mang kinh nghiệm triển khai xuất khẩu online từ các nước trong khu vực và từ các chuyên gia trong ngành để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tốc nhập cuộc, phát triển kinh doanh quốc tế, đưa các sản phẩm và thương hiệu Việt đến khách hàng trên toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bà Lại Việt Anh cho biết, mục tiêu trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động thực tế nhằm nâng cao kỹ năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin gia nhập thương mại điện tử xuyên biên giới |
Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA) nhận định, thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm, đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.
“Nắm bắt cơ hội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã và đang đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà các MSMEs gặp phải và đưa ra các giải pháp tháo gỡ”, bà Lại Việt Anh thông tin và cho biết, bên cạnh việc tìm hiểu nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh quốc tế và đạt được thành công trên quy mô toàn cầu.
Cụ thể, Phó Cục trưởng Lại Việt Anh cho biết, những năm qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã cùng Amazon Global Selling ký thoả thuận hợp cùng triển khai Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” với mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp địa phương thông qua thương mại điện tử.
Trong năm 2022, đã có 1.300 doanh nghiệp tham gia chương trình và được chia sẻ thông tin, kiến thức thông qua 9 khóa đào tạo do Amazon Global Selling và Cục TMĐT & KTS phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức.
Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh, mục tiêu trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Cục và Amazon Global Selling sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động thực tế nhằm nâng cao kỹ năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin gia nhập CBEC một cách hiệu quả.
“Trong những năm tới, sẽ có một loạt các sự kiện với các chủ đề tập trung vào các ngành tiềm năng, chia sẻ những câu chuyện thành công và kết nối mạng. Các hoạt động này hứa hẹn sẽ mang đến những kiến thức và thông tin cụ thể về CBEC cho các doanh nghiệp Việt Nam”, bà Lại Việt Anh thông tin.
Ông Gijae Seong chia sẻ về các xu hướng dự báo cho hàng hóa và thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới |
Trong khi đó, chia sẻ về các xu hướng dự báo cho hàng hóa và thương hiệu Việt Nam khi bước ra thế giới, ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng 45% trong năm 2022, song, các doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô.
“Chúng tôi hiểu được những câu hỏi mà doanh nghiệp đang gặp phải và chính vì vậy, chúng tôi nỗ lực hợp tác với các cơ quan chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ để tổ chức sự kiện này nhằm khích lệ, hỗ trợ và trao quyền cho các doanh nghiệp xuất khẩu online”, ông Gijae Seong chia sẻ và khẳng định, Amazon Global Selling cam kết góp phần nâng cao sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam bằng cách trang bị cho họ hành trang để tiếp nhận những thay đổi và vươn lên tầm cao mới trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay.
Cơ hội tìm hiểu, kết nối để đẩy mạnh xuất khẩu xuyên biên giới
Theo báo cáo của Access Partnership, dù đã ghi nhận nhiều nỗ lực hỗ trợ, các MSMEs vẫn đối mặt với một số thách thức khi xuất khẩu thương mại điện tử. Những thách thức này tập trung vào 4 vấn đề chính gồm: kiến thức, năng lực, quy định và chi phí.
Hiểu được những vấn đề này, Amazon Global Selling Việt Nam đã chủ động tìm kiếm và kết nối các doanh nghiệp địa phương với các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành, nỗ lực cùng đưa ra các giải pháp toàn diện để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Anh Minh, Founder DPExpress - Nhà cung cấp dịch vụ logistics chia sẻ, chúng tôi hiểu rằng logistics đóng một phần quan trọng cho sự thành công của xuất khẩu thương mại điện tử. Qua Hội nghị này, DPExpress có cơ hội kết nối với hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam và cung cấp cho họ thông tin cũng như hỗ trợ cần thiết để bắt đầu mở rộng và phát triển trên thị trường toàn cầu.
Khoảnh khắc khai mạc Ngày kết nối các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới |
Truyền cảm hứng cho các nhà bán hàng trên Amazon cũng như cho các MSMEs tại Việt Nam có ý định tham gia vào ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, Crystal Ren - Nhà sáng lập Phera & Abound Lifestyle chia sẻ, phát triển từ một công ty khởi nghiệp, Phera & Abound Lifestyle thấu hiểu những thách thức khi bước vào mô hình kinh doanh này cũng như quá trình đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Amazon là một đối tác đáng tin cậy đã hỗ trợ toàn diện cho Phera & Abound Lifestyle từ mọi bước của quy trình, giúp chúng tôi tăng khả năng tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới. Lời khuyên của chúng tôi là hãy linh hoạt với nhu cầu đa dạng trên thế giới và tận dụng sự hỗ trợ từ Amazon” Crystal Ren chia sẻ.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Lê Thăng Long - Phó Tổng giám đốc An Phát Holdings đã chia sẻ về hành trình từ một nhà sản xuất truyền thống trở thành một doanh nghiệp phát triển quốc tế năng động nhờ việc tiếp cận khách hàng toàn cầu thông qua Amazon.
“Với khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên có giá trị, các công cụ đổi mới và sự hỗ trợ của đội ngũ bán hàng toàn cầu tại từng địa phương, An Phát Holdings đã có thể giới thiệu sản phẩm xanh mang thương hiệu AnEco của mình một cách hiệu quả, kết nối với khách hàng trên toàn thế giới và phát triển một cách vượt bậc”, ông Long chia sẻ và kỳ vọng, câu chuyện của mình có thể chứng minh những cơ hội hấp dẫn dành cho nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon, khuyến khích mọi người đón nhận xu hướng xanh này và nỗ lực để đạt được những thành tựu mới cho doanh nghiệp mình".
14 nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới ra mắt cộng đồng các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam |
Kể từ khi thành lập một đội ngũ chuyên trách tại Việt Nam vào năm 2019, Amazon Global Selling đã hỗ trợ hàng nghìn đối tác bán hàng Việt Nam mang hàng triệu sản phẩm Made-in-Vietnam đến với khách hàng trên toàn thế giới mỗi năm.
Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với việc thương mại điện tử xuyên biên giới đang bùng nổ trên toàn thế giới, Amazon Global Selling cam kết hợp tác với các cơ quan chính phủ và đối tác trong ngành để giúp nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam và các chủ thương hiệu nắm bắt cơ hội này.
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.