Có một dòng sông đã về với "quê hương"
Lần đầu tiên tôi được gặp nhà thơ Giang Nam là vào năm 2001 khi đang là sinh viên năm thứ hai.
Thật khó tả xiết cái cảm giác vừa ngưỡng vọng một nhà thơ lớn, một chính khách mực thước lại vừa gần gũi, ấm áp như người ông vẫn thường trò chuyện, dạy bảo ta bên hiên nhà trong tôi khi ấy. Bởi quả thực, những điều ông nói về thơ qua chất giọng trầm ấm tựa như chất men quấn hút đám trẻ đang tập tễnh những bước đầu tiên trên hành trình văn học.
Cảm nhận đó vẫn vẹn nguyên trong tôi khi nghe tin người thơ ấy đã ra đi trước giữa mùa xuân thứ 95 của cuộc đời mình.
Nhà thơ Giang Nam. Ảnh: antgct.com.vn
Đúng như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết: "Nhà thơ Giang Nam đã chọn Tổ quốc và thơ ca là lẽ sống đời mình. Suốt đời, ông đã đi trên con đường ấy. Không có bất cứ điều gì, không có thách thức nào có thể thay đổi con đường của ông. Ông sống hiền như cây, kiên định như cây, mạnh mẽ như cây và nở hoa kết trái như cây trong gió bão".
Cuộc đời cách mạng, cuộc đời thơ ca của ông thực sự là một tấm gương lớn cả về nhân cách, đức độ và sự tận hiến cho đất nước, cho văn chương. Người thơ ấy đã thực sự sống một cuộc đời đẹp, giản dị, cương trực và phẩm chất cách mạng mẫu mực.
Tham gia cách mạng từ năm 1945 khi còn rất trẻ, chàng trai của miền quê nghèo Ninh Hòa, Khánh Hòa ấy đã bước vào cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do của dân tộc với một chí hướng lớn. Trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Ban biên tập Báo Gió Mới, phụ trách bộ phận văn hóa văn nghệ của Ban Tuyên huấn Khu 6 rồi Phó tổng Thư ký Hội, kiêm Tổng Biên tập Báo Văn nghệ Giải phóng Miền Nam và Ủy viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định.
Đây cũng là quãng thời gian nhà thơ Giang Nam đã có những bài thơ đã đi vào tâm thức nhiều thế hệ độc giả như "Nghe em vào đại học", "Quê hương"...
Đất nước hòa bình, non sông về một mối, nhà thơ Giang Nam được bầu là đại biểu Quốc hội khóa VI. Sau đó, ông tiếp quản chức Tổng biên tập Báo Văn nghệ và thực sự đã nỗ lực để tờ báo đổi mới với nhiều chuyên mục, bài vở phong phú, đa dạng và được trình bày đẹp, bắt mắt. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ông từ vị trí Trưởng Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam trở về làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Khánh rồi Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Ông cũng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý như: Huân chương Quyết thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật; Giải thưởng Nhà nước…
Với hàng loạt tác phẩm thơ như “Tháng Tám ngày mai” (NXB Văn học, 1962); “Quê hương” (NXB Văn học, 1965); “Người anh hùng Đồng Tháp” (trường ca, NXB Giải phóng, 1969); “Vầng sáng phía chân trời” (NXB Giải phóng 1969, 1975); “Hạnh phúc từ nay” (NXB Tác phẩm mới, 1978); Thành phố dừng chân (NXB Tác phẩm mới,1985); “Ánh chớp đêm Giao thừa” (trường ca, NXB QĐND,1998); “Sông Dinh mùa trăng khuyết” (trường ca, NXB QĐND, 1998); “Lắng nghe thời gian” (NXB Hội Nhà văn, 2008) cùng các tác phẩm văn xuôi “Vở kịch cô giáo” (truyện ký, NXB Văn học 1962); “Người giồng tre” (truyện ký, Giải phóng 1969); “Tuyến lửa” (truyện ký, Sở văn hóa thông tin Long An 1984); “Rút từ sổ tay chiến tranh” (Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,1989); “Sống và viết ở chiến trường” (hồi ký NXB Hội Nhà văn, 2004)… nhà thơ Giang Nam đã cho thấy biên độ rộng trong sáng tác của mình ở nhiều đề tài, thể loại.
Trong suy niệm của ông, sáng tác văn chương cũng là một phương thức làm cách mạng, dùng văn chương như một vũ khí chiến đấu và là thái độ, là thể hiện trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc và dân tộc. Có lẽ chính vì quan điểm này mà thi pháp trong thơ Giang Nam là sự kết hợp của lãng mạn cách mạng và chất trữ tình tự sự, giọng thơ hồn hậu, thủ thỉ như tâm tình lại có sự kể, sức gợi rất lớn.
Ông từng nói với chúng tôi khi đó: “Bài thơ hay là bài thơ đi vào lòng người – dù chỉ đọc qua một lần – và không chịu rời ra nữa. Nó truyền cảm xúc, rung động chủ quan của tác giả đến với người đọc. Người đọc thích thú tự hỏi: Những chuyện như thế này, những hình ảnh này mình đã từng suy nghĩ, thậm chí từng sống… mà sao mình không thể viết được như vậy? Theo tôi, đó là tài năng”.
Lời nói ấy đã cho tôi nhiều gợi mở về con đường thơ của mình, đó là nỗ lực cách tân, tìm tòi đổi mới trên nền tảng các giá trị truyền thống, tận dụng tối đa ngôn ngữ và thi cảm, xây dựng thi ảnh để thể hiện được cốt cách và tâm hồn Việt, đặc điểm ý thức hệ và bản sắc văn hóa Việt.
Xin cúi đầu tiễn biệt ông, tiễn biệt một dòng sông trọn đời chảy hiền hòa, kiên định xuôi về với biển, một dòng sông sâu nặng ân tình với quê hương, dân tộc.
ĐẶNG TUỆ LÂM
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.