“Cơn sốt” khoáng sản phục vụ chuyển đổi xanh
Theo báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu đối với các loại khoáng sản quan trọng như lithium, cobalt, nickel... đang tăng đột biến, tạo nên một “cơn sốt” trên toàn thế giới.
Báo cáo đánh giá thị trường khoáng sản quan trọng của IEA cho thấy, giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, thế giới chứng kiến nhu cầu chung về lithium tăng gấp 3 lần, nhu cầu về cobalt tăng 70% và nhu cầu về nickel tăng 40%. Quy mô của thị trường khoáng sản quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng đạt 320 tỷ USD vào năm 2022, tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Nhiều khoáng sản quan trọng đã tăng giá trên diện rộng vào năm 2021 và đầu năm 2022, kèm theo sự biến động mạnh, đặc biệt là đối với lithium và nickel.
Dù giá của những khoáng sản quan trọng bắt đầu giảm vào nửa cuối năm 2022 và sang năm 2023, nhưng chúng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình trong lịch sử. IEA lý giải việc triển khai kỷ lục các công nghệ sạch như tấm pin năng lượng mặt trời và pin ô tô điện là động lực của sự tăng trưởng chưa từng có trong các thị trường khoáng sản quan trọng.
Cùng với giá cả leo dốc, sự đầu tư cho khai thác, chế biến khoáng sản quan trọng cũng tăng vọt. Nghiên cứu cho thấy, đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng 30% vào năm 2022, sau khi tăng 20% trong năm 2021. Có vẻ như nhiều quốc gia đều mong muốn tận dụng thị trường đang nhộn nhịp dành cho các loại khoáng sản chiến lược này để biến nó thành "mỏ vàng". IEA cho biết, chi tiêu cho việc khai thác lithium đã tăng tới 90%, trong khi uranium là 60%. Những khoáng sản này đều đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và được kỳ vọng sẽ trở thành những giải pháp cho nguồn năng lượng trong tương lai.
Chile khai thác lithium từ các bể nước muối tại Salar de Atacama. Ảnh: bloomberglinea.com |
Tuy nhiên, sự kết hợp của biến động giá, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và các mối quan ngại về địa chính trị đã tạo ra rủi ro đối với quá trình chuyển đổi năng lượng an toàn và nhanh chóng. Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA cảnh báo vẫn còn những thách thức lớn đang chờ đợi. Ông cho rằng các quốc gia cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng được an toàn và bền vững.
Khi thế giới đang ngày càng rời xa nhiên liệu hóa thạch, cuộc chạy đua để giành quyền kiểm soát các loại khoáng sản quan trọng càng trở nên nóng hơn. Cuối tháng 3-2023, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Canada tuyên bố thiết lập một chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng ở Bắc Mỹ để bảo đảm, phát triển việc khai thác, chế biến, chế tạo và tái chế các khoáng sản quan trọng ở hai nước. Tháng 6 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Chile-nhà sản xuất lithium lớn thứ hai thế giới-nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản. Cuối tháng 6, Trung Quốc, Nga và Bolivia-quốc gia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới-có cái bắt tay lịch sử khai thác khoáng sản.
Nhu cầu về các khoáng sản quý cho lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng sạch đã giúp hình thành nên những liên minh khoáng sản trên toàn cầu. Những liên minh khoáng sản được thiết lập không ngoài mục đích giúp các quốc gia giành lợi thế trong cuộc chiến thầm lặng về tự chủ và cung cấp những loại khoáng sản quý, vốn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Có thể thấy, với xu thế chuyển đổi xanh như hiện nay, quốc gia nào nắm giữ nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng sẽ giành được lợi thế trong “bàn cờ” năng lượng và kinh tế thế giới. Do vậy, thị trường khoáng sản đã trở thành điểm nóng về cạnh tranh kinh tế giữa các nước lớn. Các chuyên gia dự báo những liên minh hợp tác khai thác khoáng sản quan trọng sẽ là những cặp quan hệ mới trong bức tranh địa kinh tế hiện nay.
Cuộc đua tìm kiếm nguồn cung khoáng sản cũng sẽ ngày càng sôi động. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đẩy nhanh những hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản có thể gây nguy hiểm cho môi trường. Chìa khóa cho chuyển đổi xanh cũng có thể trở thành “con dao hai lưỡi” với môi trường.
NGỌC HÂN
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.