• Click để copy

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Công điện nêu rõ: Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở cho người dân, ngày 24-5-2024, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW nhằm giao nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành và địa phương.

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội tại Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 và các nghị quyết của Chính phủ, công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, khẩn trương lập kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư, hoàn thành trong năm 2024.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội
Ảnh minh họa: TTXVN 

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhà ở xã hội; thực hiện thủ tục hành chính giao đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản quy định một số nội dung đã được giao tại Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản; rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản; hoàn thành trong năm 2024.

Về quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, bao gồm nhà lưu trú công nhân và nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện nghiêm quy định về việc dành quỹ đất làm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.

Về đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”; hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội được giao trong năm 2024; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm.

Ngoài ra, chủ động bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng và tổ chức giải phóng mặt bằng sạch để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội; tổ chức đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai công khai minh bạch.

Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, thường xuyên đôn đốc để sớm hoàn thành dự án, tổ chức nghiệm thu, sớm đưa vào sử dụng.

Đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư, khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật; cấp phép xây dựng;... để sớm nhất khởi công, xây dựng.

Đối với các quỹ đất nhà ở xã hội chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, khẩn trương lập quy hoạch; thẩm định báo cáo tiền khả thi; cập nhật dự án vào chương trình kế hoạch của địa phương... để hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án.

Về nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục xem xét, kiểm tra các thủ tục pháp lý, lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư đủ điều kiện được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để các Ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo chương trình và gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp. Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn các luật này; đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân theo quy định pháp luật; thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở, khu đô thị và bảo đảm nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật; phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan quyết liệt thúc đẩy giải ngân Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giải quyết theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Tốc độ internet Việt Nam tăng 30% sau khi Viettel triển khai 5G
Tốc độ internet Việt Nam tăng 30% sau khi Viettel triển khai 5G

Tốc độ internet di động tại Việt Nam đạt hơn 71 Mbps, xếp thứ 43 toàn cầu sau khi Viettel triển khai thương mại hóa 5G.

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng, sốt xuất huyết giảm mạnh
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng, sốt xuất huyết giảm mạnh

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6-12 đến 13-12), số ca mắc sởi tăng, sốt xuất huyết giảm

Tinh gọn bộ máy: Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương
Tinh gọn bộ máy: Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến, bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Tổng cục Hải quan: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp trên các tuyến, loại hình, địa bàn và trên không gian mạng
Tổng cục Hải quan: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp trên các tuyến, loại hình, địa bàn và trên không gian mạng

Theo Tổng cục Hải quan: Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong năm 2024 diễn biến phức tạp, trên các tuyến, loại hình, địa bàn và cả trên không gian mạng. Hàng hóa vi phạm đa dạng không chỉ sản xuất trong nước, mà còn sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau như nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, nhập lậu ...

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tuyên truyền pháp luật bằng loa lưu động dịp Tết 2025
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tuyên truyền pháp luật bằng loa lưu động dịp Tết 2025

Cụ thể, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật bằng loa lưu động. Việc tuyên truyền lưu động được thực hiện trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố trong vòng 12 ngày kể từ ngày 5/12/2024 đến ngày 20/12/2024.

Đội QLTT số 1 Quảng Trị: Xuất sắc dẫn đầu nhờ kiểm tra, kiểm soát hiệu quả
Đội QLTT số 1 Quảng Trị: Xuất sắc dẫn đầu nhờ kiểm tra, kiểm soát hiệu quả

Năm 2024, bám sát chỉ đạo từ Tổng cục QLTT và UBND tỉnh, cùng sự hỗ trợ quyết liệt của lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Quảng Trị, Đội QLTT số 1 đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.