• Click để copy

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường chống buôn lậu, hàng giả

Trong tháng 10 lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn triển khai nhiều biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đạt nhiều kết quả khả quan, giúp ổn định thị trường, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóaLực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, Đặng Văn Ngọc cho biết:

Trong tháng 10, trên địa bàn tỉnh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hầu như không diễn ra, do các lực lượng chức năng hai bên biên giới thường xuyên tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới để ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép và thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.

Về gian lận thương mại, trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn việc lợi dụng quy trình hải quan điện tử, hàng hóa được phân luồng xanh, luồng vàng (miễn kiểm tra thực tế) để khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số hàng hóa, xuất xứ,...; lợi dụng hình thức chuyển phát nhanh, hoạt động thương mại điện tử, hàng hóa quá cảnh để gian lận thương mại, trong đó có hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận xuất xứ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; trong nội địa gian lận về nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,... diễn ra nhỏ lẻ.

Trước thực trang trên, trong tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện một số một số nhiệm vụ:

Tham mưu chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Tập trung phổ biến triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới và địa bàn nội địa theo nội dung Kế hoạch số 159/KH-BCĐ ngày 6/10/2022 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới và địa bàn nội địa. Cục duy trì 57 lán, chốt, với 307 cán bộ, chiến sĩ.

Trong tháng, Cục ban hành 02 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn; thành lập Tổ công tác theo Quyết định số 879/QĐ-QLTT ngày 27/7/2021 tiến hành kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai thực hiện hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS và việc thực hiện nội dung đột phá về quản lý địa bàn theo Nghị quyết số 19-NQ/ĐU ngày 26/01/2021 của Đảng ủy Cục.

Cùng với đó, Cục tiếp tục triển khai thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của Cục, của tỉnh; đôn đốc các đơn vị tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 theo nội dung chỉ đạo của Tổng cục; tiếp tục thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2022.

Các đơn vị thường xuyên nắm chắc tình hình thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, thủ đoạn, phương thức buôn lậu, vận chuyển hàng hóa vi phạm, tăng cường kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, cập nhật bổ sung các tổ chức, cá nhân sản xuất thương mại, dịch vụ để quản lý, theo dõi.

Đơn vị tăng cường công tác quản lý địa bàn, tuyên truyền pháp luật thương mại và văn minh thương mại.

Trong tháng, Cục ký cam kết thực hiện Kế hoạch 888 về phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh được 148 lượt, ký cam kết về văn minh thương mại 396 lượt, ký cam kết về an toàn thực phẩm 31 lượt.

Cục kịp thời giám sát, kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh xăng dầu; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và an toàn về sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống; tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu; các hoạt động kinh doanh xăng dầu; chấp hành pháp luật về giá, bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trên địa bàn quản lý.

Đồng thời, đơn vị thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, tham mưu thực hiện kịp thời chỉ đạo của cấp trên về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Kết quả, tháng 10, Cục kiểm tra 187 vụ, số vụ vi phạm 106 vụ; tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 634.159.000 đồng...

Nguyễn Kiên

 
Bài liên quan

Tin mới

Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI
Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.

Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ
Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 3064/UBND-KTN ngày 16/9/2024 về việc đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân
Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt mở bán vé Tết; theo đó, Vietnam Airlines Group mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.

Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.
Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục có văn bản gửi các Hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.