Cục Sở hữu trí tuệ và nhiều điểm sáng trong công tác năm 2022
Năm 2022, hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ có nhiều điểm sáng trong công tác xây dựng pháp luật về sở hữu trí tuệ, hội nhập và hợp tác quốc tế, phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã nỗ lực thúc đẩy hoạt động trên hầu hết các mặt, trong đó có các kết quả nổi bật như: Cục đã tiếp nhận được 78.480 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) (tăng 4% so với năm 2021), cấp 43.970 văn bằng bảo hộ SHCN (tăng 12,6% so với năm 2021); số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ (VBBH) nộp vào Cục tăng 18% và kết quả xử lý các loại đơn sau cấp VBBH tăng 10% so với năm 2021.
Năm 2022, Cục SHTT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT. Qua quá trình xây dựng, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Luật đã được hoàn thiện để trình Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 16/06/2022 và Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố vào ngày 28/06/2022 để chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2023; việc triển khai Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 giúp nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động SHTT ở các Bộ, ngành và địa phương.
Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về SHTT được triển khai một cách chủ động và tích cực, theo đó, Cục tiếp tục tham gia đàm phán nội dung SHTT trong các FTA; duy trì và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, WIPO và các đối tác song phương. Cục đã thực hiện trao đổi Kế hoạch hợp tác về SHTT song phương dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Hiển Long trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước đến Singapore; ký Thỏa thuận hợp tác về triển khai Chiến lược SHTT quốc gia với WIPO; tham gia triển khai các Dự án do WIPO bảo trợ như: Dự án Xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC), dự án Xây dựng môi trường kiến tạo về SHTT (IP-HUB), Dự án Hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ SHTT, Dự án Mạng lưới trực tuyến dành cho Doanh nghiệp khởi nghiệp (EON)... Cục đã hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cà phê Buôn Ma Thuột tại Nhật Bản, hoàn thành việc xây dựng và công bố Biểu trưng CDĐL quốc gia... Trong năm 2022, Cục cũng đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện và Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cục SHTT.
Các kết quả nêu trên làm cho hoạt động của Cục SHTT ngày càng trở nên gắn kết với hoạt động của Chính phủ, Bộ KH&CN, các Bộ/ngành và địa phương, đưa SHTT trở thành một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và quốc gia.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khối lượng công việc của Cục rất lớn trong khi thiếu nhân lực và kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao; các nhiệm vụ về CNTT và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu công việc và điều kiện làm việc…
Để giải quyết những bất cập trên, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Trần Lê Hồng cho biết, trong năm 2023, Cục SHTT sẽ tiếp tục hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, phê duyệt Đề án Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân lực của Cục và tổ chức triển khai Đề án sau khi được phê duyệt; tổ chức xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; triển khai các Kế hoạch xử lý đơn sáng chế, nhãn hiệu và khiếu nại; xây dựng và ban hành các Quy chế tiếp nhận, xử lý đơn SHCN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực SHCN và đẩy mạnh các dự án đầu tư công của Cục.
Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành có hiệu quả nội dung SHTT trong các Hiệp thương mại quốc tế; đẩy mạng hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm triển khai Luật SHTT, Chiến lược SHTT quốc gia và nâng cao năng lực của Hệ thống SHTT; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài...
Năm 2022, Cục SHTT đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, thể hiện trên nhiều mặt công tác như: Công tác tiếp nhận, xử lý đơn SHCN; công tác xây dựng Luật SHTT, triển khai Chiến lược, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; công tác hội nhập, hợp tác quốc tế về SHTT và hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở nước ngoài…
Minh Anh
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).