• Click để copy

“Cuộc chiến” cáp ngầm

Tháng 11-2024, vụ việc hai tuyến cáp quang dưới đáy biển Baltic bị cắt đứt chỉ trong 48 giờ khiến nhiều nước châu Âu báo động.

Theo giới chuyên gia, dù chưa rõ nguyên nhân do đâu, song có thể coi đây là cảnh báo về tính dễ bị tổn thương của mạng lưới cáp ngầm dưới biển, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi có mật độ cáp ngầm đông đúc nhất thế giới.

“Cuộc chiến” cáp ngầm
Hồi tháng 11-2024, hai tuyến cáp internet ngầm dưới biển Baltic bị hư hại (ảnh minh họa). Ảnh: Daily Wrap 

Theo Channel News Asia, sự rộng lớn của các đại dương, cũng như số lượng lớn tuyến cáp ngầm được triển khai dưới đáy biển khiến cho việc bảo vệ toàn bộ mạng lưới cáp ngầm trên phạm vi toàn cầu là điều gần như không thể. Chưa kể, nhiều tuyến cáp chạy qua vùng biển quốc tế, nơi chưa có ràng buộc về pháp lý để buộc thủ phạm phải gánh chịu trách nhiệm. Trong khi đó, cáp ngầm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu, phát triển kinh tế... của mỗi quốc gia, khu vực.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng những tuyến cáp ngầm chạy phía dưới được coi là “vùng đất màu mỡ”, nơi những mưu đồ về một cuộc chiến tranh hỗn hợp có thể nhắm tới. Đơn cử như eo biển Malacca, một điểm nghẽn quan trọng đối với các tuyến cáp ngầm của khu vực, chịu trách nhiệm cung cấp kết nối dữ liệu giữa châu Á, Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu. Đây là vùng nước tương đối nông, nguy cơ cao có thể xảy ra sự cố. Trường hợp có sự cố, tác động của nó đến kết nối khu vực sẽ khá nghiêm trọng.

Để giảm thiểu các nguy cơ, cộng đồng quốc tế cần chung tay thiết lập một cơ chế phản ứng đối với hành vi phá hoại cáp ngầm; tăng cường năng lực đa phương trong giám sát và sửa chữa, bởi hệ sinh thái cáp ngầm có thể coi là tài nguyên chung của nhân loại. Cùng với đó, xây dựng khả năng phục hồi liên lạc, tìm kiếm nguồn dự phòng cho các dịch vụ internet và mạng lưới liên lạc thiết yếu như hệ thống liên lạc vệ tinh và mạng cáp quang cục bộ, giúp giảm bớt một phần tác động của tình trạng gián đoạn kết nối thông tin.

MAI VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay (10-7): Đồng USD duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (10-7): Đồng USD duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay: Rạng sáng 10-7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 25.119 đồng.

Giá vàng chiều nay (10-7): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt tăng
Giá vàng chiều nay (10-7): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt tăng

Theo ghi nhận chiều nay (10-7), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng trở lại, mang đến tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư.

Từ chiều nay (10-7), giá xăng dầu tăng, xăng RON95 vượt 20.000 đồng/lít
Từ chiều nay (10-7), giá xăng dầu tăng, xăng RON95 vượt 20.000 đồng/lít

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều nay (10-7). Theo đó, giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95 vượt 20.000 đồng/lít.

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 487,1 triệu USD
Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 487,1 triệu USD

6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 487,1 triệu USD, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lâm Đồng đẩy mạnh 3 trụ cột phát triển
Lâm Đồng đẩy mạnh 3 trụ cột phát triển

Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng hội tụ nhiều yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để vươn lên trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước. Việc xác định đúng thế mạnh, các trụ cột phát triển cùng với chiến lược, giải pháp phù hợp chính là "chìa khóa" giúp Lâm Đồng đánh thức tiềm năng, tăng tốc trong giai đoạn phát triển mới.

Hà Nội phấn đấu đào tạo nghề cho 20.000 lao động nông thôn/năm
Hà Nội phấn đấu đào tạo nghề cho 20.000 lao động nông thôn/năm

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.