• Click để copy

Đã xác định được đơn vị vận chuyển gần 1.500 sản phẩm không có hóa đơn chứng từ

Theo kết quả điều tra ban đầu, lực lượng chức năng xác định 02 chiếc container có chứa 1.431 chủng loại mặt hàng lớn nhỏ, bên trong có hàng trăm loại sản phẩm như: Quần áo, giày dép, các linh kiện điện tử, linh kiện xe ô tô...không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ được Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh dịch vụ vận tải đa phương thức vận chuyển từ Hà Nội vào Bình Dương.

Theo thông tin ban đầu, Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh dịch vụ vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho 02 công ty là Công ty TNHH MTV Logistics Viettel (quận Tân Bình, TP. HCM) và công ty TNHH IQMAX, vận chuyển hàng hóa trong 02 container từ ga Yên Viên đến ga Giáp Bát để ghép vào đoàn tàu HH9 chạy đến ga Sóng Thần.

Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Đoàn Thị Thêu, Phó trưởng Phòng hướng dẫn và tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt (Phòng 9) thuộc Cục Cảnh sát giao thông cho biết, qua công tác nghiệp vụ cơ bản, phòng 9 đã xác định được có một số container chứa hàng hóa không rõ nguồn gốc, nghi nhập lậu từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ. Sau đó, Cục Cảnh sát giao thông đã giao nhiệm vụ cho Phòng hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông đường sắt nhanh chóng vào cuộc điều tra làm rõ. 

“Ngay sau khi được lãnh đạo Cục CSGT giao nhiệm vụ, tổ công tác chúng tôi đã ngay lập tức triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành theo dõi hành trình của đoàn tàu mang số hiệu HH9 xuát phát từ ga Giáp Bát (TP. Hà Nội) đến ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương). Khi đoàn tàu HH9 vừa xuống hàng xong tại ga Sóng Thần, chúng tôi phối hợp cùng với lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra 02 container (CIPU 529827-7 và CIPU 528395-5) và phát hiện bên trong có rất nhiều hàng hóa có nhãn mác ghi chữ Trung Quốc”, Thượng tá Đoàn Thị Thêu cho hay.

Trao đổi qua điện thoại, ông Đỗ Anh Hùng, Giám đốc chi nhánh dịch vụ vận tải đa phương thức (Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội) xác nhận, 02 container là của công ty cấp cho khách hàng rồi vận chuyển từ kho nên không kiểm soát hàng của khách hàng.

ực lượng chức năng phát hiện trong 2 container tại ga Sóng Thần chứa hơn 1.400 mặt hàng với hàng trăm loại sản phẩm như quần áo, giày dép, các linh kiện điện tử, linh kiện xe ôtô, đồ chơi kích dụcLực lượng chức năng phát hiện trong 02 container tại ga Sóng Thần chứa hơn 1.400 mặt hàng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc

“Trong thông tư 22 của Bộ Giao thông Vận tải ghi rất rõ hàng đóng từ kho là hoàn toàn trách nhiệm của người gửi hàng và người thuê vận tải chứ mình cũng không thể kiểm soát được hàng của khách hàng. Còn trách nhiệm của đường sắt thì sau này thì chúng tôi có thể kiểm tra đột xuất nhưng thực tế từ kho của họ quy định rất rõ nên khó”, ông Hùng nói.

Từ câu trả lời trên của ông Đỗ Anh Hùng, Giám đốc chi nhánh dịch vụ vận tải đa phương thức (Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội) có thể thấy việc kiểm soát hàng hóa đối với người gửi là rất khó. Chính vì vậy, nhiều đối tượng lợi dụng những sơ hở này để vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như vụ việc trên. Vậy trách nhiệm của ngành đường sắt, của chi nhánh dịch vụ vận tải đa phương thức (Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội) khi không kịp thời phát hiện 02 container mà mình vận chuyển không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Về trách nhiệm của đơn vị vận tải khi có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả thì mới đây, Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Văn bản số 9556/BGTVT-VT gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam; Các Tổng công ty: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Vận tải thủy, Đường sắt Việt Nam; Đường sông Miền Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Các Sở Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng về việc quán triệt, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Do đó, để góp phần đảm bảo ổn định thị trường trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và chủ động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa; thưc hiện kế hoạch 92, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị quán triệt, phổ biến nội dung của kế hoạch 92 bằng nhiều hình thức tới các tổ chức, cá nhân các quy định của pháp luật, chính sách không vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng.

Các sản phẩm không có hóa đơn chứng từ bao gồm quần áo, giày dép, các linh kiện điện tử, linh kiện xe ô tô, đồ chơi kích dục…Các sản phẩm không có hóa đơn chứng từ bao gồm quần áo, giày dép, các linh kiện điện tử, linh kiện xe ô tô, đồ chơi kích dục…

Các đơn vị trực thuộc bộ cần phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm soát chặt chẽ tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, cảng) và các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện; kiên quyết từ chối vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng.

Thủ trưởng bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển tại đơn vị mình. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Căn cứ vào những quy đinh trên, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và cuộc xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân khi có hành vi vận chuyển 02 container hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc từ ga Giáp Bát (Hà Nội) đến ga Sóng Thần (Bình Dương).

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đưa tin về việc lô hàng trị giá hàng tỷ đồng nghi nhập lậu được để trong 02 container vận chuyển bằng tàu hoả từ Hà Nội vào đến Bình Dương thì bị Cảnh sát giao thông kiểm tra.

Theo đó, Vào lúc 10h30' sáng 26/11, khi đoàn tàu HH9 vừa xuống hàng xong tại ga Sóng Thần (Bình Dương) thì lập tức cán bộ chiến sĩ Phòng Hướng dẫn và Tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 (tỉnh Bình Dương), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma tuý, Công an TP. Dĩ An và Công an phường An Bình tiến hành kiểm tra. 

Tại thời điểm kiểm tra chủ sở hữu của 02 container hàng trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng hoá.

Ngày 27/11, đoàn kiểm tra ra liên ngành ra quyết định khám xét 02 container trên tại bãi của ga.

Qua kiểm tra, khám xét trên 02 container chứa 1.431 chủng loại mặt hàng lớn nhỏ, bên trong có hàng trăm loại sản phẩm như: Quần áo, giày dép, các linh kiện điện tử, linh kiện xe ô tô, đồ chơi kích dục… với nhiều chủng loại, tổng trị giá ước tính lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, từ thời điểm kiểm tra đến nay, chủ lô hàng chưa xuất hiện và người đại diện bên vận chuyển cũng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ xuất xứ nguồn gốc lô hàng khủng này.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.