• Click để copy

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhà thuốc bệnh viện không phải đấu thầu mua thuốc

Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập.

Chiều 6-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Phát biểu ý kiến, đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) quan tâm tới việc sửa đổi, bổ sung của Luật Đấu thầu tại khoản 2 Điều 55 của Luật Đấu thầu về quy định bán lẻ thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện công lập. Đại biểu cho rằng, việc mua thuốc để bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện sử dụng nguồn thu hợp pháp nhưng vẫn thuộc đối tượng áp dụng tại Điều 2 Luật Đấu thầu nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, nếu sửa như dự thảo luật là áp dụng mua sắm trực tiếp thì chưa thể tháo gỡ được khó khăn mua sắm tại các cơ sở y tế công lập, trong đó có việc mua thuốc cho các cơ sở bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc bệnh viện công lập.

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhà thuốc bệnh viện không phải đấu thầu mua thuốc
 Đại biểu Trần Khánh Thu phát biểu.

Bên cạnh đó, nhà thuốc bệnh viện hoạt động theo hình thức kinh doanh có đóng thuế nên hàng hóa bán tại đây có cả chi phí tổ chức đấu thầu và các chi phí, thuế phí của cơ sở kinh doanh sẽ được tính trên giá thành sản phẩm. Người dân sẽ lại phải chịu tăng thêm chi phí này. Nguồn thu hợp pháp của đơn vị tự chủ công lập còn có nguồn thu khác như: Căng-tin, tạp hóa. Nếu áp dụng phạm vi Điều 2 của Luật Đấu thầu thì các sản phẩm tại đây cũng thuộc đối tượng áp dụng.

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhà thuốc bệnh viện không phải đấu thầu mua thuốc
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà phát biểu. 

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn TP Hà Nội) nêu quan điểm, cơ sở bán lẻ thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cung cấp thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các hàng hóa thiết yếu khác trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo quy định, nhà thuốc bệnh viện do Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm toàn diện hoạt động.

Về giá thuốc mua vào, Nghị định 155 của Chính phủ quy định nhà thuốc bệnh viện mua thuốc không cao hơn giá trúng thầu của thuốc đó tại cùng thời điểm, hoặc không cao hơn giá trúng thầu tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến Trung ương trong vòng 12 tháng. Về giá thuốc bán ra, Nghị định 54 của chính phủ quy định số bán lẻ tối đa của tất cả các thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

“Nhà thuốc bệnh viện bán thuốc theo nhu cầu của người bệnh, không dự trù trước được về danh mục, số lượng, mô hình bệnh tật cũng liên tục thay đổi, do đó rất khó để xây dựng được kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Thiếu thuốc tại nhà thuốc bệnh viện buộc người dân phải mua bên ngoài, vừa bất tiện, vừa khó kiểm soát được chất lượng và giá cả, ảnh hưởng đến quyền tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất”, đại biểu nêu.

Đại biểu phân tích: Quy định tại Khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 55 của Luật Đấu thầu đã gây ra không ít lúng túng cho các bệnh viện. Theo khoản 1 Điều 2, tất cả các hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị đều phải áp dụng luật đấu thầu, trong khi quy định tại khoản 2 Điều 55 cho phép cơ sở được tự quyết định việc mua sắm.

Khi triển khai thực tế, đã có rất nhiều sở y tế và các cơ sở khám chữa bệnh gửi công văn tới Bộ Y tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản ánh khó khăn, bất cập, đề nghị hướng dẫn nội dung này.

Trước thực trạng trên, cả 2 nữ đại biểu đều kiến nghị sửa Khoản 2 Điều 55 theo hướng: Đối với việc mua vaccine để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ; mua thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hóa thiết yếu khác tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tự quyết định việc mua sắm bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình mà không phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhà thuốc bệnh viện không phải đấu thầu mua thuốc
Quang cảnh phiên họp. 

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nhà thuốc bệnh viện tạo yên tâm cho người bệnh cả về chất lượng và giá thuốc. Song với các quy định của Luật Đấu thầu hiện hành, các nhà thuốc bệnh viện sẽ tiếp tục khó khăn. Do đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định về mua sắm trực tiếp, nếu không sửa luật thì khi xây dựng thông tư, nghị định hướng dẫn phải giải thích theo nghĩa rộng hơn về việc “tự quyết định việc mua sắm”. Theo đó, trong các hình thức đấu thầu, nhà thuốc có thể lựa chọn chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp đàm phán giá… chứ không phải chỉ đấu thầu rộng rãi.

“Mục tiêu số một là bảo đảm thuốc chất lượng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân. Đấu thầu không phải là con đường duy nhất và tốt nhất thực hiện mục tiêu này”, đại biểu nhấn mạnh. 

ANH PHƯƠNG

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.