Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp
Ngày 29-11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra phiên bế mạc tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội với sự tham dự của 1.091 đại biểu gồm các chư tôn đức giáo phẩm, tăng ni, cư sĩ, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.
Trong chương trình làm việc, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã thống nhất biểu quyết và cử hành nghi thức tấn phong giáo phẩm cho 3.341 vị tôn túc, trong đó có: 268 vị lên giáo phẩm Hòa thượng, 1.102 vị lên giáo phẩm Thượng tọa, 391 vị lên giáo phẩm Ni trưởng và 1.571 vị lên giáo phẩm Ni sư.
Cùng với đó, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã thông qua dự thảo tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 14 chương và 86 điều, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 15 điều; giới thiệu, cung thỉnh 112 vị trưởng lão vào Hội đồng Chứng minh; giới thiệu 235 vị tôn đức, tăng ni, cư sĩ có uy tín, khả năng và đạo lực vào Hội đồng Trị sự để tham gia lãnh đạo, điều hành Giáo hội.
![]() |
Các đại biểu tham dự đại hội. |
Trong phiên bế mạc sáng 29-11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã tiến hành các hoạt động như: Thông báo kết quả suy tôn Đức Pháp chủ và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh; suy cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; thực hiện nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ; thông qua dự thảo Nghị quyết của đại hội.
Theo đó, Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 đã suy tôn Đức Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tiếp tục suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
![]() |
Quang cảnh nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. |
![]() |
Quang cảnh nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. |
Cũng trong khuôn khổ chương trình làm việc, Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ IX đã thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội, định hướng trong thời gian tiếp theo, toàn thể tăng ni, phật tử của Giáo hội sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển” để thực hiện tốt các mục tiêu, phương hướng sau: Nêu cao kỷ cương, giới luật, gắn liền trách nhiệm trong mọi hoạt động Phật sự của tăng ni, phật tử; nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế; vững vàng kiên định trên con đường phụng sự theo lý tưởng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
![]() |
Đồng chí Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. |
Tăng ni, phật tử của Giáo hội không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời, chung tay cùng đồng bào và nhân dân cả nước phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; quản lý chặt chẽ sinh hoạt tự viện, sinh hoạt của tăng ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước; phát huy tinh thần nhập thế của đạo Phật, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục Phật giáo trên cả hai lĩnh vực: Đào tạo tăng ni và tham gia vào nền giáo dục xã hội; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, quan hệ Phật giáo quốc tế theo định hướng gắn với ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân; mở rộng và thúc đẩy công tác nghiên cứu Phật học tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam…
Tin, ảnh: ANH MINH – TRỌNG HẢI
Tin mới
Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Xu thế tất yếu để phát triển bền vững
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động xúc tiến thương mại đang trở thành xu thế tất yếu, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp – lĩnh vực vốn còn nhiều hạn chế về tiếp thị và kết nối thị trường.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
Ngày 7-4-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 33/CĐ-TTg về việc tổ chức lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
Lắng nghe ý kiến tham vấn từ các doanh nghiệp; giảm thuế đối với một số nhóm mặt hàng, ngành hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, rà soát để xem xét, gỡ bỏ các rào cản kỹ thuật; ứng phó với vấn đề chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; tăng cường nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Hoa Kỳ… hàng loạt biện pháp Việt Nam đã và đang tích cực triển khai, nhằm sớm tìm được tiếng nói chung trong giải quyết vấn đề áp thuế nhập khẩu hàng hóa.
Đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giao chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang
Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội và đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giao chủ đầu tư dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Đề xuất ưu đãi lương hưu với lực lượng làm công việc đặc biệt
Tại khoản 3 Điều 18 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, Bộ Quốc phòng đề xuất:
Đà Nẵng sẵn sàng khoảng 700 giường bệnh điều trị sởi
Ngày 7-4, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng thông tin, trước tình hình bệnh sởi trên địa bàn thành phố tăng cao, Sở đã chỉ đạo các đơn vị, cơ sở y tế và các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp phòng, chống.