• Click để copy

Đằng sau các vụ điều tra tham nhũng 7 tỷ USD ở Nam Phi

Chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Nam Phi Cyril Ramaphosa đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng bằng cách dần hoàn tất các cuộc điều tra liên quan tới 7 tỷ USD bị thất thoát tại hàng loạt công ty nhà nước.

Hãng tin AP ngày 28-8 dẫn báo cáo do đơn vị chống tham nhũng quốc gia Nam Phi công bố cho biết, Nam Phi đang tích cực tiến hành các cuộc điều tra liên quan tới cáo buộc tham nhũng với tổng số tiền lên tới hơn 7 tỷ USD tại một số công ty nhà nước hàng đầu của nước này.

Trên thực tế, một số cuộc điều tra đã được tiến hành từ năm 2018 và được Đơn vị điều tra đặc biệt (SIU) trích dẫn trong báo cáo gửi tới một ủy ban của Quốc hội Nam Phi để cập nhật tình hình.

Những cuộc điều tra này liên quan đến 6 doanh nghiệp nhà nước của Nam Phi, bao gồm: Công ty cảng và đường sắt Transnet, Công ty vũ khí Denel, Công ty điện lực Eskom, Ủy ban xổ số quốc gia Nam Phi, Hãng hàng không quốc gia South African Airways và Công ty đường sắt chở khách PRASA. Theo báo cáo của SIU, chỉ riêng Công ty cảng và đường sắt Transnet đã bị điều tra khoảng 60 hợp đồng đáng ngờ và hàng trăm trường hợp xung đột lợi ích cùng các cáo buộc tham nhũng gần 4 tỷ USD tiền công quỹ.

Ngoài ra, còn có gần 40 cuộc điều tra khác đang diễn ra về cáo buộc tham nhũng hàng tỷ USD liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan công quyền ở Nam Phi. Trong đó, một số cuộc điều tra đã hoàn tất nhưng đến nay vẫn chưa được công bố rộng rãi.

Đằng sau các vụ điều tra tham nhũng 7 tỷ USD ở Nam Phi
Tổng thống Cyril Ramaphosa thay mặt đảng ANC cầm quyền dự một cuộc họp của Ủy ban điều tra tham nhũng Zondo của Nam Phi vào năm 2021. Ảnh: AP 

Theo nhận định của hãng tin AP, những cuộc điều tra mà SIU thực hiện đã hé lộ một phần quy mô của nạn tham nhũng diễn ra tại Nam Phi trong khoảng 15 năm trở lại đây.

Tham nhũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là đã tàn phá nền kinh tế Nam Phi, trong đó công ty điện lực Eskom bị coi là trung tâm của nhiều vụ bê bối và gần như sụp đổ do quản lý yếu kém và tham nhũng. Cuộc khủng hoảng tại Eskom từng khiến Nam Phi rơi vào tình trạng mất điện kỷ lục hồi năm ngoái. Hiện có tới hơn 270 hợp đồng trị giá khoảng 2,2 tỷ USD của Eskom đang được SIU xem xét trong cuộc điều tra kéo dài 6 năm.

Cũng theo báo cáo của SIU, các nhà điều tra tin rằng, công ty đường sắt chở khách PRASA dính líu tới khoản tiền 540 triệu USD bị thất thoát do tham nhũng, mà một phần trong số đó bị “đánh cắp” thông qua các khoản thanh toán cho hơn 1.200 “nhân viên ma”. Bên cạnh đó, Nam Phi còn đang điều tra một hợp đồng trị giá hơn 300 triệu USD có từ thời World Cup 2010 do nước này đăng cai.

Đương kim Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã cam kết thực hiện một "cuộc thanh lọc" trong Chính phủ cũng như Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của ông và đưa những người dính líu đến tham nhũng ra trước công lý. Tuy nhiên, các chuyên gia chống tham nhũng cho rằng, khả năng thu hồi được số tiền khổng lồ nói trên là không cao.

ANH VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.