• Click để copy

Đẩy mạnh thương hiệu và khắc phục tồn tại đưa sản phẩm lên tầm cao mới

Xuyên suốt thời gian qua, Chương trình OCOP luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chỉ đạo trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới và đã được các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai thực hiện. qua đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Lợi thế vùng miền

Đa số các sản phẩm OCOP phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có và phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của địa phương. Cùng với vùng thổ nhưỡng đặc trưng; các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đã biết tận dụng để phát triển ẩm thực du lịch, qua đó quảng bá các các sản phẩm đặc trưng. Một số sản phẩm đã phát triển với quy mô lớn, đang từng bước khẳng định giá trị, chất lượng và thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và ngày càng sử dụng nhiều hơn.

 

Sản phẩm Mật ong bánh tổ - Hợp tác xã Ong mật Điện BiênSản phẩm Mật ong bánh tổ - Hợp tác xã Ong mật Điện Biên.

Là tỉnh có khá nhiều đặc sản mang tính vùng miền và nhiều sản vật đặc sản nên để Chương trình OCOP phát triển theo chiều sâu và bền vững, bên cạnh việc tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ đặc sản của địa phương, đặc sản vùng, miền thì công tác tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức mọi tầng lớp, nhằm truyền tải được thông điệp cũng như lợi ích khi tham gia chương trình, từ đó mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có trình độ chuyên sâu để làm nòng cốt quản lý và xây dựng Chương trình OCOP tại địa phương; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng kịp thời sự phát triển của sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh được trưng bày, triển lãm tại các hội chợ lớn .Các sản phẩm OCOP của tỉnh được trưng bày, triển lãm tại các hội chợ lớn ..

Ngoài những kết quả đã đạt được, hiện việc phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhiều sản phẩm OCOP mang tính thời vụ, chưa qua chế biến nên thời gian bảo quản, tiêu thụ ngắn, khó mở rộng được thị trường tiêu thụ; một số Mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm còn đơn sơ chưa hấp dẫn được người tiêu dùng. Cùng với đó, đa số các chủ thể chưa chủ động xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm chưa hoàn thiện; chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm; thiếu chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng…Điện Biên đã có các văn bản hướng dẫn, yêu cầu các huyện, thị, thành phố hỗ trợ các chủ thể xây dựng dự án (hỗ trợ về mở rộng sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, hoàn thiện mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai, hỗ trợ. Cân đối nguồn kinh phí địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án và nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP bền vững phù hợp với địa phương.

Gạo Séng cù và Tám thơm - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh YênGạo Séng cù và Tám thơm - Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên.

Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cũng được tỉnh phê duyệt với mục tiêu tổng quát đưa Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" trở thành Chương trình kinh tế trọng tâm của tỉnh; phát triển sản xuất sản phẩm/dịch vụ hàng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh truyền thống của các địa phương, sức sáng tạo của người dân để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn quy định; phát triển hệ thống dịch vụ, thương mại của tỉnh; hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm trọng tâm và các sản phẩm chủ lực để vươn ra thị trường trong và ngoài nước; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn.

 Một số hình ảnh sản phẩm ocop của tỉnh

Sản phẩm Mật ong hoa ban - Hợp tác xã Ong mật Điện BiênSản phẩm Mật ong hoa ban - Hợp tác xã Ong mật Điện Biên.Rượu MOUNTAIN QUEEN –  Ngọc cẩu, Hoa quả, Táo mèo mật ong - Hộ kinh doanh Đinh Thị Kim OanhRượu MOUNTAIN QUEEN –  Ngọc cẩu, Hoa quả, Táo mèo mật ong - Hộ kinh doanh Đinh Thị Kim Oanh.Mật ong hoa ban - Hợp tác xã Ong mật Điện Biên đạt phẩm OCOPMật ong hoa ban - Hợp tác xã Ong mật Điện Biên đạt phẩm OCOP.Thịt lợn khô, Khoai Sọ Phình Nhừ, Bí xanh Tìa Dình, Lạc đỏ Na Son - Hợp tác xã Nông nghiệp CCO Điện Biên ĐôngThịt lợn khô, Khoai Sọ Phình Nhừ, Bí xanh Tìa Dình, Lạc đỏ Na Son - Hợp tác xã Nông nghiệp CCO Điện Biên Đông.Trà cây cao cổ thụ Tủa Chùa - Công ty TNHH Trà Phan NhấtTrà cây cao cổ thụ Tủa Chùa - Công ty TNHH Trà Phan Nhất.Miến Hồng Phước – Hợp tác xã Hồng PhướcMiến Hồng Phước – Hợp tác xã Hồng Phước.Bánh Khẩu xén (Sắn, Gạo) - Hợp tác xã Lay Nưa.Bánh Khẩu xén (Sắn, Gạo) - Hợp tác xã Lay Nưa..Bánh Khẩu xén (Sắn, Gạo) - Hợp tác xã Lay Nưa.Bánh Khẩu xén (Sắn, Gạo) - Hợp tác xã Lay Nưa..Gạo tám thơm Thiên Bản – Công ty TNHH thực phẩm Safe GreenGạo tám thơm Thiên Bản – Công ty TNHH thực phẩm Safe Green.Khoai sọ tím Tủa Chùa – Hợp tác xã H’MôngKhoai sọ tím Tủa Chùa – Hợp tác xã H’Mông.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung xây dựng thành công các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ gắn với phát triển du lịch của tỉnh, nhất là du lịch ẩm thực các dân tộc, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; giai đoạn 2026 - 2030, Chương trình tập trung vào phát triển sản phẩm mới, giám sát và tôn vinh các tổ chức OCOP, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và điều hành chương trình.

Linh Tuệ

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.