• Click để copy

Để thêm nhiều cuộc đời được tái sinh

Trao đổi với phóng viên, Phó giáo sư (PGS), Tiến sĩ (TS) Đồng Văn Hệ, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết: "Năm 2023, 1.000 người tại Việt Nam được ghép tạng, đưa nước ta trở thành quốc gia có nhiều người được ghép tạng nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, số người được ghép này chủ yếu lấy từ nguồn tạng của người hiến còn sống, còn nguồn tạng lấy từ người chết não chỉ có 12 người.

Phóng viên (PV): Từ đầu năm đến nay đã có 13 trường hợp chết não hiến tạng và con số này tương đương với cả năm 2023. Cùng với đó, số người đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời cũng tăng nhanh. Ông suy nghĩ về vấn đề này như thế nào?

PGS, TS Đồng Văn Hệ: Vận động hiến mô, tạng là nền tảng của phát triển nguồn hiến mô, tạng từ người cho chết não. Nếu người dân, gia đình không hiểu, không ủng hộ thì việc người chết não hiến mô, tạng rất khó. Do vậy, chúng ta cần thuyết phục để người dân không chỉ ủng hộ bằng lời nói mà thể hiện bằng hành động qua việc thực hiện đăng ký hiến mô, tạng. Đây là chiến lược dài hơi của bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam cũng vậy. Thực tế, Việt Nam đã làm rất tốt việc vận động hiến máu từ hàng chục năm nay. Tôi tin công tác vận động hiến mô, tạng cũng sẽ thành công như vậy.

Để thêm nhiều cuộc đời được tái sinh
PGS, TS Đồng Văn Hệ. 

PV: Theo ông, việc hiến mô, tạng hiện nay còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì?

PGS, TS Đồng Văn Hệ: Tỷ lệ hiến tạng từ người chết não tại Việt Nam chỉ là 0,15 người/1 triệu dân, trong khi tỷ lệ này trên thế giới là 50 người/1 triệu dân. Điều này cho thấy số người hiến mô, tạng khi chết não tại Việt Nam rất thấp. Với người cho sống, chỉ có thể cho một tạng như gan, thận, trong khi đó, với nguồn hiến tạng từ người cho chết não, chết tim, một người có thể hiến được 8 tạng (2 thận, 2 gan, 2 phổi, tim, tuyến tụy), ngoài ra còn giác mạc...

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp, gia đình đồng ý hiến tạng người thân chết não nhưng chỉ cần một người trong họ hàng như người dì hay ông nội không đồng ý là toàn bộ ê kíp phải dừng lại. Bởi vì luật quy định, chỉ cần một người trong gia đình không đồng ý thì không được lấy tạng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị một vài thay đổi, bổ sung trong luật để việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người cũng như tiếp nhận tạng hiến được thuận lợi hơn. Ngoài ra, còn khó khăn nữa liên quan đến công tác điều phối nguồn tạng hiến. Bởi có bệnh viện có nguồn tạng hiến nhưng chỉ thông báo với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia trước hai giờ đồng hồ khiến việc điều phối rất khó khăn. 

Để thêm nhiều cuộc đời được tái sinh
Tư vấn cho người dân hiến tặng mô, tạng tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh do Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cung cấp 

PV:Vậy cần có những giải pháp gì để việc hiến-nhận tạng được thuận lợi hơn, thưa ông?

PGS, TS Đồng Văn Hệ: Để khắc phục những khó khăn trong việc tiếp nhận tạng hiến, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã thành lập 5 hội đồng chuyên môn về điều phối ghép mô, tạng và 4 hội đồng chuyên môn về mạng lưới hiến. Thông qua việc thành lập này, các bệnh viện trong mạng lưới hiến và ghép trên toàn quốc sẽ cùng tham gia các hội đồng như hội đồng điều phối ghép thận, ghép tim... Hội đồng sẽ họp thường kỳ 3-4 tháng/lần, đưa ra quy trình thống nhất toàn quốc. Bộ Y tế cũng rất ủng hộ việc này vì mô hình này được thực hiện thành công ở nước ngoài. Việt Nam cũng sẽ triển khai thành công mô hình này.

Trong chiến lược tăng số người đăng ký hiến mô, tạng, chúng ta sẽ đề nghị để sắp tới thay đổi một số quy định của luật; nâng cao giáo dục cộng đồng, truyền thông đại chúng, truyền thông đối với học sinh, sinh viên, nhân viên hội chữ thập đỏ... Các bệnh viện xây dựng mạng lưới tư vấn hiến mô, tạng và đã vận động được là 26 bệnh viện tham gia. Có 6/26 bệnh viện ghép tạng đã thực hiện chẩn đoán chết não về hiến tặng mô, tạng cho thấy hiệu quả của việc truyền thông hiến mô, tạng trong công chúng. Người dân có thể đăng ký hiến mô, tạng qua mạng xã hội từ tháng 7-2024 chứ không phải đến đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia hoặc đăng ký online hiến mô, tạng như trước nữa .

PV: Nội dung đào tạo về hiến, ghép mô, tạng sẽ được đưa vào chương trình đào tạo chính thức của Trường Đại học Y Hà Nội sắp tới phải không, thưa ông?

PGS, TS Đồng Văn Hệ: Chúng tôi dự kiến đưa nội dung đào tạo khái niệm ghép tạng, hiến mô, tạng và Luật Hiến mô tạng, chết não, phát hiện và quản lý chết não tiềm năng vào chương trình đào tạo thường quy của Trường Đại học Y Hà Nội bắt đầu từ tháng 8-2024, sau đó mở rộng giảng dạy ở các trường đại học y khác. Một trong những mục tiêu lớn của việc giúp nhiều người dân hiểu về hiến tặng mô, tạng là phải đào tạo giới y khoa hiểu đúng, từ đó nhân viên y tế mới tự tin, đủ năng lực để lan tỏa nghĩa cử, hành vi đúng đó tới công chúng. Chúng ta hiện nay có 500.000 cán bộ, nhân viên y tế, do đó phải bắt đầu từ nhân viên y khoa.

Ngoài ra, chúng ta cần phải xây dựng mạng lưới bệnh viện hiến, đào tạo nhân viên y tế về khả năng phát hiện người chết não tiềm năng hiến mô, tạng; khả năng đánh giá chức năng mô, tạng hiến; hồi sức giữ chức năng mô, tạng; tiếp cận và thuyết phục gia đình hiến... Việc này sẽ giúp không phải chuyển người bệnh chết não tiềm năng tới bệnh viện khác lấy mô, tạng, làm mất thời gian vàng lấy được tạng hiến.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

DIỆP CHÂU (ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển xanh là một bước tiến lớn của văn minh nhân loại
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển xanh là một bước tiến lớn của văn minh nhân loại

Tại phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra sáng 17-4 ở Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định phát triển xanh là bước tiến lớn của văn minh nhân loại, đồng thời đặt ra thách thức lớn chưa từng có.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed

Sáng 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp bà Amina Mohammed, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) nhân dịp bà đến Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 tại Hà Nội.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững

Trưa 17-4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 đã diễn ra đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Đề xuất chi hơn 116.000 tỷ đồng để phổ cập giáo dục mầm non
Đề xuất chi hơn 116.000 tỷ đồng để phổ cập giáo dục mầm non

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 17-4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù về hình thành Khu thương mại tự do thế hệ mới tại thành phố Hải Phòng
Đề xuất nhiều chính sách đặc thù về hình thành Khu thương mại tự do thế hệ mới tại thành phố Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 17-4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Vĩnh Phúc giảm hơn 70% đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Vĩnh Phúc giảm hơn 70% đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 41 để xem xét, thông qua Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn.