• Click để copy

Đề xuất Chính phủ bổ sung mức phạt, hành vi “chứa chấp” và “sử dụng” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo Bộ Y tế: Kết quả điều tra trong những năm qua về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng theo các nhóm tuổi, giới tính cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, đã có xu hướng gia tăng sử dụng sản phẩm này ở trẻ em gái.

Bằng rất nhiều nỗ lực, công sức và kinh phí của nhiều cấp, nhiều ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường đã giảm đáng kể. Tuy nhiên sự xuất hiện của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đã dẫn đến gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đây là điều cực kỳ đáng báo động trong giới trẻ vì các sản phẩm này ngoài tính chất độc hại, gây bệnh, còn gây nghiện nicotin, và nghiện ma túy do tình trạng “núp bóng” thuốc lá điện tử trộn ma túy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của cả một thế hệ tương lai của đất nước.

Trong 02 năm gần đây Bộ Công an đã khởi tố tội phạm về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có ma túy: năm 2023: 86 vụ/155 đối tượng, riêng quý I/2024 đã khởi tố 33 vụ/73 đối tượng (Chỉ 1 quý năm 2024 mà gần bằng ½ của cả năm 2023) cho thấy sự gia tăng nhanh chóng, báo động các vi phạm này. Năm 2023, số người nhập viện do ngộ độc, bệnh vì thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là 1.224 người.

Hiện nay trong khu vực ASEAN đã có 6 quốc gia bao gồm Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội cần phải được thể chế hoá bằng các quy định của pháp luật, đặc biệt là khẩn trương hoàn thiện chế tài xử lý, xử phạt hành vi cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Bộ Y tế: Các chế tài xử lý hành chính, hình sự hiện hành và mức phạt Hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, quảng cáo hàng cấm đã có các chế tài xử phạt tại Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 33 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo và Điều 190, 191 Bộ Luật Hình sự.

Do vậy, để tránh khoảng trống pháp lý về chế tài xử lý hành vi bị nghiêm cấm tại Nghị quyết số 173/2024/QH15, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo hướng bổ sung mức phạt, hành vi “chứa chấp” và “sử dụng” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và phân định thẩm quyền xử phạt các hành vi này. Đồng thời bổ sung, làm rõ khái niệm “thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng”, bổ sung nội dung về cai nghiện thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo đảm tính khả thi của quy định tại Nghị quyết số 173/2024/QH15.

Dự kiến mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chứa chấp người khác sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý. Về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

T.Hằng

Tin mới

Cơ động: Phát hiện, xử lý số lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Cơ động: Phát hiện, xử lý số lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp cùng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 1.380 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phát hiện 20 tấn thịt gà, gà ủ muối không đảm bảo an toàn thực phẩm
Phát hiện 20 tấn thịt gà, gà ủ muối không đảm bảo an toàn thực phẩm

Trưa ngày 21/04, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín.

Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ

807kg thực phẩm bao gói sẵn là xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực…. do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp vừa bị Đội QTT số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phát hiện và tạm giữ.

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước
Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước

Sáng ngày 22/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Chi cục QLTT Lạng Sơn đẩy mạnh giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng, bạc
Chi cục QLTT Lạng Sơn đẩy mạnh giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng, bạc

Trước tình hình giá vàng thế giới và giá vàng trong nước tăng cao trong những ngày gần đây; nhằm phòng ngừa các hành vi phạm phát luật liên quan trong kinh doang mặt hàng vàng. Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác nắm tình hình địa bàn, tuyên truyền, ký cam kết việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng, bạc trên địa bàn tỉnh.

Đề xuất Chính phủ bổ sung mức phạt, hành vi “chứa chấp” và “sử dụng” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Đề xuất Chính phủ bổ sung mức phạt, hành vi “chứa chấp” và “sử dụng” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo Bộ Y tế: Kết quả điều tra trong những năm qua về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng theo các nhóm tuổi, giới tính cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, đã có xu hướng gia tăng sử dụng sản phẩm này ở trẻ em gái.