• Click để copy

Đề xuất triển khai thí điểm chính sách miễn trừ để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới

Đây là một trong những đề xuất của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) diễn ra ngày 29-12.

Cụ thể, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đề xuất triển khai cơ chế thí điểm chính sách miễn trừ để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.

Đây là chủ trương đột phá cho phép các doanh nghiệp nhà nước như Viettel mạnh dạn nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và đưa vào áp dụng các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có rủi ro thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan.

Chủ tịch Tập đoàn Viettel thông tin, tính chất dự án đầu tư mạo hiểm là độ rủi ro cao, tỷ lệ thành công thấp nhưng nếu thành công sẽ có lợi nhuận lớn, bù đắp được chi phí bỏ ra, thúc đẩy phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Việc đánh giá kết quả thử nghiệm công nghệ, mô hình kinh doanh mới đôi khi không chỉ dựa trên hiệu quả tài chính.

Đề xuất triển khai thí điểm chính sách miễn trừ để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới
Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại hội nghị.

"Trong nghiên cứu khoa học, thất bại không phải là thất bại nếu chúng ta có một bài học để lần sau thành công hơn. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành sớm ban hành hướng dẫn cụ thể để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm tại doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành", Thiếu tướng Tào Đức Thắng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng đề xuất tập trung nguồn lực cho các dự án nghiên cứu công nghệ đóng vai trò nền tảng, bao trùm như công nghệ bán dẫn, vệ tinh tầm thấp, công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng, an ninh lưỡng dụng. Kinh nghiệm của Viettel cho thấy, cần tập trung dự án có tầm quy mô lớn, không phân tán, phân mảnh, quy mô nhỏ.

Đề xuất triển khai cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua bán các công nghệ tiên tiến

Tập đoàn Viettel cũng đề xuất triển khai cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua bán các công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Theo kinh nghiệm của Viettel, cái khó nhất hiện nay là đánh giá và xác định giá trị của các công nghệ này, do đây là công nghệ đặc thù, độc quyền rất khó tham chiếu và so sánh.

Vì vậy, Viettel đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành hướng dẫn về nguyên tắc đánh giá và xác định giá trị của công nghệ trong quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Thiếu tướng Tào Đức Thắng cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành sớm hình thành hướng dẫn sử dụng quỹ đầu tư phát triển công nghiệp để kịp thời triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã đặt ra trong các chiến lược phát triển quốc gia.

"Thủ tướng đã giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo Viettel xây dựng một đề án trình Chính phủ trong năm 2025 về xây dựng một nhà máy đúc chip bán dẫn quy mô vừa và nhỏ. Chúng tôi đã làm việc với các hãng bán dẫn trên thế giới, quy mô về nguồn tiền rất lớn, chúng tôi mong quỹ chiến lược này sớm hình thành và hướng dẫn cho các đơn vị có điều kiện thực hiện nhiệm vụ", Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho biết.

Việt Nam rất cần hợp tác với các công ty lớn, hàng đầu trên thế giới

Liên quan đến giải pháp hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, ông Tào Đức Thắng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần hợp tác với các công ty lớn, hàng đầu trên thế giới.

Qua thực tiễn triển khai hợp tác với các công ty công nghệ lớn, đối tác đề xuất những chính sách ưu đãi chưa có tiền lệ ở Việt Nam như hỗ trợ một phần xây dựng nhà máy của họ tại nước ta. Để doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, chúng ta cần có chính sách như vậy.

Cũng theo lãnh đạo Viettel, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, cùng với sự điều hành sát sao của Bộ TT&TT, các Nghị quyết, chiến lược đặt ra đến năm 2025, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, thể hiện qua các con số như 70% thủ tục hành chính đã được cung cấp trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ trọng kinh tế số trong GDP năm 2024 ước tính đạt gần 19%; tỷ lệ thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh trên toàn quốc đạt gần 90%; tỷ lệ số hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đã đạt 83%…

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ ban hành ,cũng đã xác định vai trò hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, là nền tảng để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Theo báo cáo mới nhất về chỉ số phát triển hạ tầng số (ICT Development Index) của ITU, Việt Nam đạt 85/100 điểm, đứng thứ 72/170 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 5/11 trong Asean sau Singapore, Brunei, Malaysia và Thái Lan.

Với mục tiêu tiếp tục nâng cao thứ hạng phát triển hạ tầng số Việt Nam, đảm bảo hạ tầng số Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn và bền vững ngang tầm với các nước phát triển, tương đương nằm trong top 30 quốc gia dẫn đầu về chỉ số phát triển hạ tầng số, chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9-10-2024 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định những mục tiêu rất cụ thể đến năm 2030 đó là. Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số; 100% người sử dụng có khả năng truy nhập internet cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; hoàn thành tắt mạng di động 2G/3G để phổ cập điện thoại thông minh tới mọi người dân; triển khai các trung tâm dữ liệu với tổng công suất đạt mức 870MW; triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 06 tuyến cáp quang biển mới, trong đó có ít nhất một tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.

Đề xuất triển khai thí điểm chính sách miễn trừ để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới
Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông.  

Với vai trò là doanh nghiệp tiên phong của Ngành, thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia, Viettel xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2025-2030 như sau:

Về hạ tầng kết nối, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tắt mạng di động 2G, 3G; phủ sóng 5G đến 50% dân số Việt Nam, đến năm 2028, mạng 5G Viettel sẽ được phủ sóng trên toàn quốc. Phát triển mạnh mẽ hạ tầng internet cáp quang đến hộ gia đình, mục tiêu đến năm 2030 sẵn sàng cung cấp dịch vụ băng rộng tốc độ Gb/s đến tất cả các hộ gia đình Việt Nam. Triển khai và đưa vào sử dụng 04 tuyến cáp quang biển mới trong đó có ít nhất một tuyến do Viettel làm chủ.

Về hạ tầng trung tâm dữ liệu, với đặc thù là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia phát triển, trong giai đoạn 2025-2030, Viettel sẽ triển khai mới 11 Trung tâm dữ liệu quy mô lớn với tổng công suất dự kiến trên 350MW, chiếm trên 40% tổng công suất của các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Đặc biệt, Viettel sẽ hợp tác với NVIDIA triển khai hạ tầng Trung tâm dữ liệu quy mô lớn với máy chủ hiệu năng cao phục vụ nhu cầu bùng nổ các ứng dụng AI với gần 800 siêu máy tính và 6.000 card GPU.

Về phát triển khoa học công nghệ, theo định hướng của Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam, Viettel đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ làm chủ 100% thiết kế và sản xuất các sản phẩm chip phục vụ quốc phòng - an ninh và một số loại chip chuyên dụng đột phá thế hệ mới như chip AI, chip IoT,… Đồng thời, đưa vào vận hành nhà máy sản xuất chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao.

Bài, ảnh: THANH HÀ - HỒNG QUANG

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2-4, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải tạo bước ngoặt, tin tưởng, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tạo điều kiện, giao nhiệm vụ để kinh tế tư nhân tham gia các chương trình, dự án lớn của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế
Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế

Sáng 2-4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4
50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025).

Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ

Giá xăng dầu thế giới trái chiều với dầu Brent “chững”, dầu WTI tăng nhẹ, chờ thông báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng
Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết hôm nay (2-4), khu vực Bắc Bộ trưa và chiều trời hửng nắng. Ven biển phía Đông của Nam Bộ mực nước triều đang ở mức cao.