• Click để copy

Địa điểm nào trên trái đất có ô nhiễm phóng xạ khủng khiếp hơn cả Chernobyl?

Theo đánh giá của giới chuyên gia, hồ Karachay (Liên bang Nga) hiện là nơi ô nhiễm phóng xạ cao nhất trên trái đất. Khu vực này từng là bãi đổ thải hạt nhân và buộc phải phong tỏa nghiêm ngặt để tránh nguồn phóng xạ ô nhiễm lan ra xung quanh.

Trái ngược với tưởng tượng của nhiều người, hồ Karachay không thể là nơi lý tưởng để thư giãn hoặc tắm nắng. Nếu một sinh vật sống nào, trong đó có cả người đứng trên bờ hồ trong khoảng một giờ, họ sẽ bị phơi nhiễm với liều lượng bức xạ ước khoảng 600 Roentgen. Điều này đồng nghĩa với tử vong.

Hồ Karachay nằm ở vùng Chelyabinsk thuộc phía Nam dãy núi Ural và đã được biết đến từ thế kỷ 18. Do chịu ảnh hưởng từ các dòng sông chảy từ dãy Ural, hồ Karachay có mức biến động nước lớn theo mùa, thậm chí biến mất khỏi bản đồ trong những năm khô hạn.

Số phận của hồ Karachay thay đổi từ năm 1951, khi Tổ hợp tinh luyện hạt nhân Mayak đi vào hoạt động. Đây được coi là cơ sở hạt nhân lớn nhất thời Liên Xô. Toàn bộ chất thải hạt nhân của khu phức hợp này đều được đổ xuống hồ Karachay. Do đảm bảo bí mật của cơ sở hạt nhân này, hồ Karachay được đổi tên thành V-9.

Địa điểm nào trên trái đất có ô nhiễm phóng xạ khủng khiếp hơn cả Chernobyl?
Sau nhiều năm là nơi đổ chất thải phóng xạ, hồ chứa V-9 (Karachay) là nơi ô nhiễm phóng xạ nặng nhất thế giới.

Liên tục trong nhiều thập kỷ sau đó, chất thải phóng xạ liên tục được đổ xuống hồ. Với diện tích mặt nước khoảng gần 2km2, lớp trầm tích dày khoảng 3-4m dưới đáy hồ được hình thành từ chất thải hạt nhân có độ nguy hiểm cao.

Đợt hạn hán vào những năm 1960 đã làm hồ V-9 khô cạn. Lớp trầm tích với các đồng vị phóng xạ nguy hiểm Caesium-137 và Strontium-90 tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tới năm 1967, những cơn gió mạnh đã cuốn bụi phóng xạ từ đáy hồ lên không trung và gây ô nhiễm phóng xạ khu vực rộng tới 2.700km2. Chưa có thống kê chính xác về hậu quả vụ việc, nhưng đã có hàng nghìn người bị phơi nhiễm phóng xạ trong vụ việc.

Sau sự việc trên, Liên Xô đã quyết định phong tỏa hồ V-9 với việc biến khu vực này thành “quan tài đá” khi san lấp hồ bằng đá và những khối bê tông lớn được xử lý đặc biệt. Đây là công việc không dễ dàng khi công nhân và phương tiện phải hoạt động trong môi trường ô nhiễm phóng xạ cao; cần quy trình tẩy rửa đặc biệt khi ra khỏi khu vực.

Quá trình san lấp hồ V-9 kéo dài tới 40 năm, kể cả sau khi Liên Xô tan vỡ vào năm 1991, và hoàn thành vào ngày 26-11-2015.

Địa điểm nào trên trái đất có ô nhiễm phóng xạ khủng khiếp hơn cả Chernobyl?
Công tác giám sát hồ chứa V-9 (Karachay) vẫn được tiếp tục. 

Khu vực nguy hiểm hơn Chernobyl

Giới chuyên gia đánh giá, sau nhiều năm bị đổ chất thải hạt nhân, hồ Karachay đã tích tụ rất nhiều chất phóng xạ lắng đọng nguy hiểm đến mức nước hồ phát xạ ra 120 triệu Curie, gấp đôi mức phát xạ ra môi trường sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Là một cơ sở xử lý chất thải hạt nhân, hồ Karachay sẽ tiếp tục ô nhiễm hàng nghìn năm tới. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ bán rã của các đồng vị hạt nhân còn tồn tại trong hồ. Các nhà nghiên cứu hạt nhân Nga đánh giá sẽ an toàn hơn nếu để chất thải phóng xạ của hồ Karachay ở nguyên vị trí thay vì cố gắng cải tạo hay chuyển đi niêm cất ở nơi khác.

Hiện tại, quá trình nghiên cứu và giám sát hồ Karachay vẫn được tiếp tục dù khu vực này đã bị san lấp. Theo lời cố vấn Tổng giám đốc Hiệp hội sản xuất Mayak, Yuri Mokrov, không chỉ có Liên Xô và Nga hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có tiền lệ và đủ kinh nghiệm kiểm soát an toàn địa điểm nguy hiểm như hồ chứa V-9 (Karachay). Chính vì thế, mọi biến động của hồ chứa cần được đánh giá để tránh các thảm họa môi trường do ô nhiễm hạt nhân gây ra.

Ông Yuri Mokrov cho biết thêm, các phương pháp giám sát truyền thống, bao gồm: Theo dõi liều lượng bức xạ gamma, mật độ bụi phóng xạ gần hồ chứa… đang được áp dụng. Bên cạnh đó, việc theo dõi địa chất cũng được thực hiện để theo dõi biến động địa chất theo từng mùa trong năm.

Địa điểm nào trên trái đất có ô nhiễm phóng xạ khủng khiếp hơn cả Chernobyl?
Hồ chứa V-9 (Karachay) được san lấp và gia cố đặc biệt để tránh rò rỉ phóng xạ. 

Cùng với đó, các lớp đất đá mới sẽ được đổ thêm vào hồ Karachay. Trong tương lai, khu vực này sẽ được phủ xanh bằng cỏ và các loại cây thấp. Ban quản lý sẽ không trồng các loại cây gỗ lớn vì lo ngại rễ của chúng sẽ phá hủy các kết cấu bê tông vốn ngăn cách lớp trầm tích nhiễm phóng xạ ở đáy hồ với môi trường xung quanh.

Hiện tại, các chuyên gia hạt nhân Nga khá tự tin về sự an toàn của hồ Karachay. Các biện pháp xử lý cứng đã biến khu vực này giống như một “pháo đài” và kể cả những cơn lốc xoáy hay động đất cỡ nhỏ và vừa cũng không thể làm xáo trộn kết cấu bảo vệ đã được xây dựng.

TUẤN SƠN (theo vkp, Rbth)

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.