• Click để copy

Điểm danh những lĩnh vực cho vay có nợ xấu gia tăng của ngân hàng

Theo thống kê của FiinGroup, lợi nhuận sau thuế quý này của 23/27 ngân hàng (đại diện 97% vốn hóa toàn ngành) tăng 33,4% so với cùng kỳ. Liên tiếp các kỷ lục lợi nhuận ngân hàng được xác lập. Thế nhưng, cùng với sự tăng trưởng lợi nhuận, tín dụng tăng nhanh cũng kéo theo nợ xấu tăng mạnh.

Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, lợi nhuận chủ yếu đến từ tín dụng và thu từ hoạt động này chiếm 80% thu nhập của các ngân hàng. 

Trong các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đã công bố báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm nay, xét về giá trị tuyệt đối, top 3 ngân hàng có lượng nợ xấu tuyệt đối “khủng” nhất hệ thống là VPBank, VietinBank và BIDV.

Ảnh minh họa internetẢnh minh họa internet.

Trong đó, VPBank là ngân hàng có số lượng nợ xấu tuyệt đối lớn nhất, với hơn 20.000 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 tăng 20,6% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng tới 143%. Phần lớn nợ xấu của VPBank đến từ FE Credit, nợ xấu của ngân hàng mẹ chỉ hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó nợ mất vốn của ngân hàng mẹ chỉ 1.000 tỷ đồng. 

Thứ hai  về số nợ xấu tuyệt đối là VietinBank với hơn 16.650 tỷ đồng. Mặc dù nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 giảm đáng kể, nhưng nợ nhóm 5 tăng tới 128% khiến VietinBank vẫn giữ nguyên thứ hạng về nợ xấu so với quý I/2022.

BIDV đứng thứ ba về số nợ xấu tuyệt đối với trên 15.100 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3 (tăng 1,5 lần), nợ có khả năng mất vốn tăng 18%.

Cho vay phân khúc rủi ro cao, lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nên FE Credit có tỷ lệ nợ xấu cao, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất cao. Trong khi đó, với quy mô tín dụng lớn, nợ xấu tuyệt đối của BIDV, VietinBank cũng là hệ quả tất yếu.

SHB là ngân hàng có nợ xấu tuyệt đối lớn thứ tư với gần 9.500 tỷ đồng, tăng tới 58% so với cuối năm ngoái. Trong đó, riêng nợ nhóm 4 tăng mạnh gần 3 lần và chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Ở nhóm ngân hàng còn lại, các ngân hàng có khối lượng nợ xấu tuyệt đối cao gồm: Vietcombank (hơn 6.694 tỷ đồng), VIB (5.332 tỷ đồng), Sacombank (5.281 tỷ đồng), MB (5.000 tỷ đồng)…

Tuy vậy, không phải ngân hàng nào tăng về quy mô nợ xấu tuyệt đối cũng có tình hình tài chính xấu đi. Chẳng hạn, tại Vietcombank, dù nợ xấu tuyệt đối tăng lên, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại thấp hơn cuối năm 2021 (chỉ chiếm 0,6%) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức kỷ lục (trên 500%).

Tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ, song tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng chưa từng có, lên mức 279%. Tại VietinBank, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh, nhưng tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm nhẹ và bao phủ nợ xấu tăng từ 171% cuối năm ngoái lên trên 200% cuối tháng 6/2022.

Rủi ro nợ xấu tập trung ở nhóm ngân hàng quy mô nhỏ song có tỷ lệ nợ xấu cao như:Vietbank, BaoVietBank, VietcaptialBank, PGBank, ABBank… Ở nhóm ngân hàng tầm trung, SHB và VIB là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao đáng chú ý, chủ yếu do mở rộng quy mô cho vay.

Ảnh minh họa internetẢnh minh họa internet.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho thấy, tính đến cuối tháng 06/2022, số dư nợ xấu của ngân hàng là 20.625 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm 2022, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 5,25%. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu gia tăng được cho là do nhóm dư nợ thuộc về công ty con – Công ty Tài chính tiêu dùng FE Credit.

Theo ước tính của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDrirect, lợi nhuận trước thuế lũy kế 06 tháng của FE Credit đạt khoảng 130 tỷ đồng, giảm tới 89% so với cùng kỳ năm 2021, thua xa kế hoạch cả năm là 4.000 - 5.000 tỷ đồng. 

Trong khi đó, quý I/2022, FE Credit đạt xấp xỉ 800 tỷ đồng lợi nhuận, gần gấp đôi kết quả cả năm 2021. Như vậy, FE Credit rất có thể đã phải ghi nhận lỗ trước thuế tới 490 tỷ đồng trong quý II.

VNDirect cho rằng, sự sụt giảm biên lãi ròng (NIM) cùng chi phí dự phòng tăng mạnh khiến lợi nhuận của FE Credit lao dốc. Tính đến cuối tháng 6/2022, công ty tài chính này ghi nhận nợ xấu tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tỷ lệ nợ xấu lên 15,1%.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) cũng đang chịu áp lực do nợ xấu đến từ công ty con - Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (MCredit) gia tăng trong quý II/2022.

Tính đến cuối quý II/2022, tỷ lệ nợ xấu của MBBank vẫn nằm trong nhóm thấp nhất, nhưng tăng 1,2% so với cuối năm 2021, từ mức 0,99% tại thời điểm cuối quý I/2022 và tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng lên 13,6%. Đáng chú ý, nợ nhóm 5 cũng tăng đáng kể lên 1.826 tỷ đồng, tăng 44% so với quý trước và tăng 224% so với cùng kỳ.

Trong nửa đầu năm nay, doanh thu của MCredit đạt khoảng 600 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ, tuy nhiên chất lượng tài sản lại có xu hướng kém đi. Trong một báo cáo về MBBank mới đây, chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI giữ quan điểm thận trọng đối với công ty con MCredit.

Tại Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit, UPCoM: TIN) cũng ghi nhận nợ xấu tăng mạnh trong nửa đầu năm nay, tăng 11% so với đầu năm, lên hơn 525 tỷ đồng; trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh so với đầu năm.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, TIN báo lãi trước thuế chỉ hơn 49 tỷ đồng, giảm 15% so cùng kỳ, chủ yếu do lỗ thuần từ dịch vụ và phải tăng dự phòng rủi ro tín dụng lên hơn 40%.

Theo SSI, trong khi tỷ lệ nợ xấu luôn dao động trong khoảng 6-6,5%, dư nợ nhóm 2 lại biến động rất mạnh giữa các quý và đã đạt mức cao nhất trong đợt bùng phát đầu tiên và thứ ba của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ dư nợ nhóm 2 của MCredit tiếp tục đạt đỉnh vào quý II/2022 bất chấp dư nợ cho vay vẫn đang tăng trưởng tương đối nhanh (tăng 29% so với đầu năm và 6,6% so với quý trước).

Các chuyên gia của SSI cho rằng, điều này có thể là do khả năng trả nợ của những khách hàng có thu nhập thấp, là phân khúc khách hàng bị ảnh hưởng đầu tiên khi chi phí sinh hoạt tăng cao và thu nhập khả dụng giảm xuống. Nếu không được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp, chất lượng nợ và lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.

Công Huy (t/h)

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.