• Click để copy

Điểm tựa an sinh vững chắc cho người bệnh

15 năm qua, khi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được triển khai tại Việt Nam, quyền lợi của người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB) bằng BHYT ngày càng được bảo đảm.

Trước sự thay đổi về mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp, BHYT đã chứng tỏ là một trong những trụ cột của an sinh xã hội; thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; thể hiện sự tương thân tương ái của cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn do đau ốm.

Đồng hành với bệnh nhân

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, chất lượng KCB BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo. Quỹ BHYT luôn được cân đối và có kết dư, trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của cơ sở KCB; bảo vệ tài chính cho người tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh tật phải khám và điều trị.

Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. Một số vấn đề trọng tâm trong chính sách BHYT liên tục được nghiên cứu, đánh giá và có các giải pháp phù hợp như: Phát triển đối tượng tham gia BHYT; quyền lợi của người tham gia BHYT; tổ chức KCB; phương thức thanh toán chi phí KCB; giám định, quản lý và sử dụng Quỹ BHYT, các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý nhà nước về BHYT.

Điểm tựa an sinh vững chắc cho người bệnh
Bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả tổng số tiền điều trị 688 triệu đồng trong 6 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: THẾ ANH

Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, phải điều trị dài ngày, thuốc men rất tốn kém nhưng được BHYT chi trả, nhờ đó mới có điều kiện để điều trị bệnh. Ví như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Hoàng Uyên (8 tuổi, quê ở Lạng Sơn), mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh)-căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời, đang điều trị ở Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Tháng nào Uyên cũng phải từ Lạng Sơn xuống Hà Nội điều trị.

Trong suốt quá trình điều trị, tấm thẻ BHYT luôn đồng hành, hỗ trợ em và gia đình. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, Quỹ BHYT đã chi trả chi phí điều trị cho Uyên gần 400 triệu đồng. Một bệnh nhân khác ở Thanh Hóa cũng phải điều trị bệnh về máu và cũng được BHYT thanh toán 304 triệu đồng năm 2023, đến 6 tháng đầu năm 2024 là 1,15 tỷ đồng. Hay như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình (sinh năm 2005) làm nghề thợ sơn, ở xã Quảng Hùng (Sầm Sơn, Thanh Hóa), được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán mắc bệnh Pemphigus á u (Paraneoplastic Pemphigus).

Đây là một loại bệnh hiếm gặp với tỷ lệ ghi nhận trên thế giới là dưới 1/1.000.000 người, trước đó chưa ghi nhận báo cáo ca bệnh nào trong y văn tại Việt Nam. Bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai 6 tháng. Trong quá trình điều trị, với tấm thẻ BHYT hộ nghèo, bệnh nhân Trình đã được Quỹ BHYT chi trả tổng số tiền điều trị 688 triệu đồng.

Mở rộng, phát triển đối tượng tham gia

Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin, hết năm 2023, cả nước có hơn 93 triệu người tham gia BHYT, với tỷ lệ bao phủ BHYT đạt gần 93,35% dân số, tiệm cận với mục tiêu BHYT toàn dân. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ BHYT; việc tiếp cận các dịch vụ KCB BHYT của người dân ngày càng được mở rộng. Ước tính hết tháng 6-2024, cả nước có hơn 89 triệu lượt người KCB BHYT nội trú và ngoại trú, tăng 6,563 triệu lượt người (tương đương 7,91%) so với cùng kỳ năm 2023 với số tiền giám định, thanh toán gần 67 nghìn tỷ đồng.

Việc gia tăng số người tham gia BHYT, cũng như gia tăng số lượt KCB BHYT trên toàn quốc cho thấy chính sách BHYT đang đi đúng hướng và trở thành nguồn tài chính đáng kể, góp phần cùng ngân sách nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc hiệu quả sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, điều đó cũng gia tăng áp lực với cơ quan quản lý Quỹ BHYT trong việc bảo đảm an toàn quỹ vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT.

Theo Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe thông qua chính sách BHYT nhân văn, ưu việt của Đảng, Nhà nước đòi hỏi phải phát triển BHYT bền vững, bằng hai yêu cầu rất cơ bản là: Đạt bao phủ BHYT toàn dân và bảo đảm bền vững tài chính.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng nhận định, BHYT được xem là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, tập trung nghiên cứu từng bước mở rộng phạm vi quyền lợi cho người tham gia BHYT, trong đó có các quyền lợi giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh từ sớm, từ xa.

Cùng với đó, duy trì và mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là tham gia BHYT theo hộ gia đình. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95% dân số. Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế sẽ tập trung nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, đổi mới phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT phù hợp giữa cơ sở KCB và cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT, bảo đảm kiểm soát tốt việc chi tiêu KCB BHYT, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia và cho cơ sở KCB.

Có thể khẳng định, công tác thực hiện chính sách BHYT của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển BHYT bền vững tiến tới BHYT toàn dân, điều kiện quan trọng nhất vẫn là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT, gắn với việc bảo đảm an toàn và sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT.

HÀ VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.