Điều gì chờ đợi nhà lãnh đạo mới của Indonesia?
Theo kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử quốc gia Indonesia (KPU) công bố, ông Prabowo Subianto đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia. Dự kiến, ông sẽ tiếp quản chính phủ từ người tiền nhiệm Joko Widodo vào ngày 20-10 tới.
AP cho hay, kết quả chính thức không có nhiều chênh lệch so với kết quả kiểm phiếu nhanh công bố hồi tháng trước. Theo đó, ông Subianto và người đồng hành, ứng cử viên Phó tổng thống Gibran Rakabuming Raka giành được 58,6% phiếu ủng hộ.
Cựu Thống đốc Jakarta Anies Baswedan và người đồng hành Muhaimin Iskandar về thứ hai với 24,9% số phiếu, trong khi tỷ lệ ủng hộ dành cho cặp ứng cử viên Ganjar Pranowo, cựu Thống đốc tỉnh Trung Java và người đồng hành Mahfud MD là 16,5%.
![]() |
Tổng thống đắc cử của Indonesia - ông Prabowo Subianto phát biểu tại Jakarta, ngày 20-3. Ảnh: NBC News |
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21-3, ông Subianto đã kêu gọi tất cả người dân Indonesia đoàn kết tiến về phía trước vì vẫn còn những thách thức rất lớn. Ông cũng cam kết xóa bỏ nghèo đói và bất công. Bên cạnh đó, ông Subianto cũng cảm ơn sự ủng hộ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Joko Widodo trong lần tranh cử thứ ba này. Ông tái khẳng định cam kết sẽ coi các chính sách kinh tế của ông Widodo là kim chỉ nam, tiếp nối mục tiêu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, giảm quan liêu cũng như bảo đảm tăng trưởng và thịnh vượng cho nền kinh tế Indonesia.
Đắc cử trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực và thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế trong nước cũng chịu tác động không nhỏ của những diễn biến bất ổn trên toàn cầu, nhà lãnh đạo mới của Indonesia sẽ cần phải nỗ lực tối đa để giải quyết các vấn đề còn tồn tại như lạm phát, giá cả leo thang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Mặt hàng thiết yếu hiện nay là gạo cần được duy trì ổn định. Bên cạnh đó, vấn đề tạo việc làm cũng là thách thức khi tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ, còn ở mức cao.
Một số thách thức khác như phát triển bền vững, thách thức về biến đổi khí hậu cũng cần có sự đầu tư thích đáng để giúp Indonesia giảm lượng khí thải và chống lại biến đổi khí hậu.
Với thách thức về an ninh, Indonesia cần bảo đảm an ninh trong nước và đối phó với những vấn đề như khủng bố và tội phạm. Bên cạnh đó, nước này cũng cần cân bằng quan hệ với các nước lớn, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á. Những thách thức này đòi hỏi chính phủ mới phải có chiến lược và biện pháp cụ thể để giải quyết cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các bên liên quan.
Trong tuyên ngôn tranh cử của mình, ông Subianto từng cam kết hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%, cải thiện chuỗi sản xuất dầu cọ, tăng lương cho công chức, cảnh sát, sĩ quan quân đội, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực trong vòng hai năm, cung cấp nhà ở giá cả phải chăng cho người dân, cung cấp bữa trưa và sữa miễn phí cho học sinh từ tiểu học đến trung học, tiếp tục triển khai chương trình xây dựng thủ đô mới Nusantara... Có thể nói, chiến lược của ông Subianto là tiếp tục kế thừa chính sách hiện tại của Tổng thống Widodo với 3 điểm nổi bật là phát triển cơ sở hạ tầng tăng kết nối, tăng cường bảo trợ xã hội và thúc đẩy công nghiệp hóa.
Việc kế thừa chính sách của tổng thống tiền nhiệm được đánh giá mang lại triển vọng tích cực bởi chủ trương này không gây xáo trộn, tạo ra sự ổn định và củng cố niềm tin của người dân cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, những thành quả ấn tượng về tăng trưởng kinh tế cũng như các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng dưới thời Tổng thống Widodo chắc chắn sẽ tạo ra những áp lực không nhỏ cho nhà lãnh đạo mới của Indonesia.
HÀ LAN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.