• Click để copy

Điều kiện nhập khẩu dừa tươi nguyên vỏ vào Úc

Thương vụ Việt Nam tại Úc cung cấp thông tin về điều kiện nhập khẩu dừa tươi nguyên vỏ vào thị trường này để doanh nghiệp tham khảo.

Trước khi tới lãnh thổ Úc, dừa tươi còn vỏ phải được xử lý bằng methyl bromide ngoài khơi với tỷ lệ 32g/m3 trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ 21oC ở áp suất khí quyển bình thường (NAP).

Lưu ý các trường hợp xử lý methyl dromide ngoài khơi chỉ được chấp nhận khi do các nhà cung cấp dịch vụ đã được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc (sau đây viết tắt là Bộ Nông nghiệp Úc) phê duyệt.

Danh sách các nhà cung cấp dịch vụ xử lý methyl dromide có trên website của Bộ Nông nghiệp Úc, tham khảo danh sách tại đây.

Đối với dừa tươi nguyên vỏ chưa qua xử lý methyl bromide ngoài khơi

Điều kiện nhập khẩu sau được áp dụng đối với dừa tươi nguyên vỏ dùng cho con người (Coconut – Cocos nucifera)

Điều kiện nhập khẩu trước khi vào lãnh thổ Úc

- Không cần phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Úc

- Trước khi xuất khẩu, dừa tươi hoặc sản phẩm dừa tươi phải được Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn của Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng nhận không có sâu bệnh an toàn sinh học

Để chứng minh sự tuân thủ theo yêu cầu này, trên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ: “This is to certify that the plants, plant products or other regulated articles described herein have been inspected and/or tested according to appropriate official procedures and are considered to be free from the quarantine pests specified by the importing contracting party and to conform with the current phytosanitary requirements of the importing contracting party, including those for regulated non-quarantine pests.”

Tạm dịch: “Xác nhận rằng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật thể thuộc diện quản lý khác được mô tả trong tài liệu này đã được kiểm tra và/hoặc thử nghiệp theo các quy trình chính thức phù hợp và được coi là không nhiễm các loài gây hại kiểm dịch do bên nhập khẩu xác nhận rõ và tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật hiện hành, bao gồm cả những yêu cầu đối với dịch hại không thuộc diện kiểm dịch”.

- Mỗi lô hàng phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đi kèm

- Hàng hóa phải sạch và không có dịch bệnh và côn trùng, không có tạp chất bao gồm hạt, đất, động vật và mảnh vụn động vật và các vật liệu có rủi ro về an toàn sinh học trước khi vào lãnh thổ Úc.

Thông tin chú ý Các lô hàng có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhưng không chính xác hoặc trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Úc không thấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc, lô hàng sẽ bị giữ lại để chờ xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc có đầy đủ thông tin chính xác. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ chấp nhận các giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được sửa hoặc cấp lại một cách phù hợp (bao gồm các bản fax hoặc bản scan được gửi trực tiếp đến từ cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật).

- Mỗi lô hàng phải được đóng gói trong bao bì sạch và mới

- Mỗi lô hàng phải được đảm bảo (nghĩa là phải chống côn trùng) trước khi được vận chuyển để đảm bảo tính toàn vẹn của kiểm dịch khi đến và sử dụng quy cách đóng gói an toàn.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Các điều kiện nhập khẩu khi vào lãnh thổ Úc

- Tất cả các lô hàng đều phải được kiểm tra khi đến nơi để xác minh việc tuân thủ các điều kiện nhập khẩu trước khi thông quan.

- Sản phẩm cần được khử trùng bằng methyl bromide với nồng độ 32 g/m3 trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ 21oC để đảm bảo dừa không có động vật chân đốt sống gây hại.

Thông tin chú ý: Trái dừa khi còn một lớp vỏ hình nón không phải xử lý bằng methyl bromide trong vòng 24 giờ. Trái dừa loại này cũng được kiểm tra giống như dừa tươi. Nếu tỷ lệ liều lượng yêu cầu ở 21oC là 32g/m3 trong khoảng thời gian 24 giờ, thì tỷ lệ liều lượng bù: (1) giữa 16°C và 20,9°C là 40g/m³ (2) giữa 11°C và 15,9°C là 48g/m³ (3) giữa 10°C và 10,9°C là 56g/m³. Bộ Nông nghiệp Úc không cho phép bù liều khi nhiệt độ xung quanh trên 21°C hoặc dưới 10°C, trừ khi có quy định khác.

- Dừa phải không còn cuống thừa và tạp chất (bao gồm cả lá, hạt cỏ dại, đất hoặc các vật liệu bên ngoài khác).

- Nếu phát hiện thấy côn trùng sống có liên quan đến an toàn sinh học, lô hàng sẽ phải yêu cầu xử lý (nếu thích hợp), hoặc được tái xuất khẩu khỏi lãnh thổ ÚC hoặc tiêu hủy. Bất kỳ chi phí phát sinh nào cho việc này sẽ do nhà nhập khẩu chi trả.

- Nếu phát hiện các triệu chứng bệnh, lô hàng sẽ bị tạm giữ và Bộ Nông nghiệp Úc sẽ tiến hành đánh giá rủi ro an toàn sinh học để xác định cách xử lý đã có sẵn cho nhà nhập khẩu. Các lựa chọn có thể bao gồm giải phóng, kiểm tra thêm, xử lý, xuất khẩu khỏi lãnh thổ Úc hoặc tiêu hủy.

Việc kiểm tra thêm có thể không dẫn đến việc giải phóng hàng hóa và có thể làm phát sinh thêm chi phí đáng kể và thời gian chậm trễ cho nhà nhập khẩu. Việc kiểm tra thêm sẽ chỉ được cung cấp nếu nó được cho là khả thi và nhà nhập khẩu đồng ý bằng văn bản chấp nhận mọi chi phí và rủi ro liên quan.

- Nếu phát hiện có chất gây ô nhiễm (ví dụ: hạt, rác, đất, lông vũ) và xác định là có liên quan đến an toàn sinh học, lô hàng đó sẽ yêu cầu thực hiện biện pháp khắc phục để loại bỏ hoặc xử lý chất gây ô nhiễm và sẽ yêu cầu kiểm tra lại. Nếu các chất gây ô nhiễm không thể được loại bỏ hoặc xử lý một cách không hiệu quả, lô hàng phải được tái xuất khẩu khỏi lãnh thổ Úc hoặc tiêu hủy. Bất kỳ chi phí phát sinh nào cho việc này sẽ do nhà nhập khẩu chi trả.

- Không được phép vận chuyển bắc cầu đối với các lô hàng được kiểm soát an toàn sinh học nếu không có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp Úc. Cho phép vận chuyển lô hàng bằng đường hàng không và đường biển để kiểm tra tại cảng đích.

Thông tin bổ sung:

- Theo Quy định áp dụng về phí an toàn sinh học 2016 và Chương 9, Phần 2 của Quy định an ninh sinh học 2016, thì lệ phí của các dịch vụ được trả cho Bộ Nông nghiệp Úc.

- Thông tin bổ sung vào điều kiện nhập khẩu hàng hóa, các yếu tố không phải là hàng hóa cũng phải được đánh giá bao gồm độ sạch của thùng chứa, bao gói và khu vực để hàng, các yếu tố này có thể sẽ bị kiểm tra và phải xử lý khi tới Úc.

- Một khi yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả thực phẩm nhập khẩu tuân thủ theo Đạo luật kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992 và đảm bảo thực phẩm nhập khẩu là an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn của Úc bao gồm Bộ luật tiêu chuẩn Thực phẩm Úc New Zealand. Các lô hàng có thể bị kiểm tra và phân tích theo Chương trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu để xác minh tính an toàn và tuân thủ này.

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiêu hủy hơn 38.000 sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

Sáng ngày 19/9/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành tiêu hủy lượng hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu với tổng trị giá hàng hóa ước tính hơn 1,6 tỷ đồng.

Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An
Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An

Chiều ngày 19/9/2024, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nghệ An.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-VPTT ngày 28/9/2024 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chuyên đề, kế hoạch, chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 17/9/2024, tại Trụ sở Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/TTH), Đoàn công tác của Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã làm việc với Ban Chỉ đạo 389/TTH.

Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Nghĩa tình tương thân tương ái đối với vùng thiên tai, bão lũ tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái

Bão Yagi (cơn bão số 3) đi qua đã để lại những mất mát vô cùng to lớn cho đồng bào tại một số địa phương khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những trận sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp nhiều ngôi nhà, lũ ống, lũ quét, hàng ngàn ngôi nhà trong toàn thành phố bị ngập lụt phải đi sơ tán…cơn bão số 3 đã cướp đi sinh mạng của bao người và cuốn trôi nhiều tài sản của người dân tại các địa phương, không thể kể hết được những mất mát của đồng bào các tỉnh phía Bắc và những nỗi đau mà đồng bào tỉnh Yên Bái đang phải gánh chịu.

Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy
Nhiều sản phẩm không đạt chất lượng bị yêu cầu thu hồi, tiêu hủy

Nhiều lô hàng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm gồm kem dưỡng trắng da chống nắng và kem bôi da vừa bị Cục Quản lý Dược Bộ Y tế ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam sang Mỹ

DOC vừa thông báo kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 20 thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra - basa phi lê đông lạnh của Việt Nam. 8 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có liên quan.