• Click để copy

Định hướng phát triển mô hình kinh tế đêm tại Đà Lạt

Đà Lạt định hướng phát triển 7 mô hình kinh tế ban đêm tương lai như: Khu Trung tâm Hòa Bình; Công viên Trần Quốc Toản; Khu dân cư Lữ Gia; Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm; Khu du lịch hồ Prenn; Khu dân cư mới Cam Ly; Khu phố đi bộ dọc theo suối Cam Ly.

Tiềm năng để Đà Lạt phát triển kinh tế ban đêm

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, văn hóa - nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc trở thành tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm. Đây cũng là điều kiện các công ty lữ hành triển khai lịch trình thời gian lưu trú cho du khách trải nghiệm chi tiêu nhiều hơn, góp phần tạo thêm việc làm đối với người lao động ở thành phố này.

Đà Lạt đang có kế hoạch phát triển các mô hình kinh tế đêm như: Mô hình kinh tế đêm tại vườn hoa Đà Lạt kết hợp ẩm thực đêm và mở cửa tham quan vườn hoa Tp về đêm gồm 3 khu với 1000 gian hàng kinh doanh ẩm thực vùng miền và ẩm thực các quốc gia, giải khát, cà phê, các loại trà, các món nướng. Mô hình tuyến phố đêm phường 1 đang lên phương án thiết kế , quản lý và mời gọi đầu tư. Mô hình tuyến phố ẩm thực phường 4, đang khảo sát tại khu vực đường Trần Lê – Hoàng Văn Thụ. Mô hình tại Thung lũng tình yêu với ẩm thực ngoài trời, cà phê và ca múa nhạc. Ngoài ra còn có mô hình của công ty cổ phần rạp chiếu phim Cinestar và mô hình chợ đêm kết hợp bãi đậu xe và công viên cảnh quan.

Qua khảo sát trong nhiều năm qua, TP Đà Lạt đã diễn ra hoạt động phát triển kinh tế ban đêm thông qua hội chợ thương mại, ẩm thực, khu vui chơi giải trí, biểu diễn nghệ thuật tập trung khu vực chợ đêm, khu phố đi bộ, quảng trường Lâm Viên, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Tuy nhiên, theo nhận định, các hoạt động kinh tế ban đêm của TP Đà Lạt còn đơn điệu, chưa được quy hoạch, sắp xếp bài bản và còn ít hoạt động vui chơi giải trí có tổ chức chuyên nghiệp, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, rất cần các giải pháp đồng bộ để hoạt động kinh tế ban đêm tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của địa phương...

Níu chân du khách kéo dài thời gian lưu trú để trải nghiệm

Ngày 05/7/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch triển khai mô hình thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP Đà Lạt. Theo đó, trên cơ sở phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên thiên, văn hóa người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách” làm cơ sở quy hoạch, thu hút đầu tư các khu dịch vụ thương mại trọng điểm và quy mô tập trung, nhằm đáp ứng nhu cầu Nhân dân địa phương và du khách. Mục tiêu hình thành, phát triển mô hình tham quan, mua sắm, giải trí mới lạ, góp phần thay đổi diện mạo ban đêm của Đà Lạt, giảm tải áp lực giao thông khu vực trung tâm, nâng cao thu nhập của người dân.

Cụ thể, đến hết năm 2023, triển khai 4 mô hình kinh tế ban đêm gồm: Công viên nhạc nước tại Vườn hoa TP Đà Lạt; Tuyến phố ẩm thực khu vực đường Trần Lê và hồ Hoàng Văn Thụ; Tuyến phố đêm Khu Hòa Bình, Ba Tháng Hai, Trương Công Định, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Chí Thanh; Khu vực quảng trường Lâm Viên. Giai đoạn 2023 - 2030 với 4 mô hình kinh tế ban đêm: Khu phố đi bộ - đoạn từ giao lộ Đinh Tiên Hoàng - Trần Quốc Toản đến Vườn hoa thành phố với chiều dài khoảng 1.600 m; chợ đêm tại khu vực công viên Ánh Sáng; Khu vực công viên mở - Nhà triển lãm - Đường sách tại Công viên Xuân Hương; Tổ hợp các khu, điểm du lịch Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng mơ, Đồi Thống Nhất.

Định hướng phát triển mô hình kinh tế đêm tại Đà Lạt

Định hướng phát triển 7 mô hình kinh tế ban đêm tương lai như: Khu Trung tâm Hòa Bình; Công viên Trần Quốc Toản; Khu dân cư Lữ Gia; Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm; Khu du lịch hồ Prenn; Khu dân cư mới Cam Ly; Khu phố đi bộ dọc theo suối Cam Ly.

Để phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế ban đêm, các cơ quan chuyên trách TP Đà Lạt xác định giải pháp trước mắt cần quy hoạch bổ sung một số tuyến phố ẩm thực xuyên đêm, trung tâm mua sắm, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, công viên, không gian văn hóa, rạp chiếu phim, không gian biểu diễn văn hóa cồng chiêng xung quanh hồ Xuân Hương. Tiếp tục duy trì các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm tại khu vực quảng trường Lâm Viên như đi bộ, chụp hình check in, trượt patin, văn nghệ đường phố, các nhóm nghệ thuật quần chúng, tạo không gian đặc sắc riêng có của Đà Lạt.

Giải pháp lâu dài cần có nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, cơ sở lưu trú, kinh doanh ẩm thực, biểu diễn âm nhạc, giải trí, vui chơi có thưởng kết nối chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc quản lý được minh bạch, rõ ràng, hiệu quả. Cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho hoạt động phát triển kinh tế ban đêm. Tạo điều kiện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế ban đêm.

Thực tế các sản phẩm du lịch Đà Lạt từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, mang lại khoảng 30% doanh thu dịch vụ. Trong khi đó, từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng, doanh thu vượt lên khoảng 70%. Bởi vậy khi có sản phẩm du lịch ban đêm Đà Lạt sẽ giữ chân du khách kéo dài thời gian lưu trú để trải nghiệm, góp phần tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương.

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.