• Click để copy

Doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ CPTPP khi xuất khẩu sang Canada

Sau 5 năm triển khai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%.

Đây là thông tin vừa được bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ.

Thông tin cụ thể về thị trường Canada, bà Trần Thu Quỳnh cho biết, quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ này có quy mô dân số nhỏ, khoảng 40 triệu dân nhưng là thị trường nhập khẩu khá lớn.

Trong 10 năm gần đây, Canada có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khối G7; dân số tăng liên tục qua các năm nhờ chính sách nhập cư thông thoáng với tốc độ tăng trung bình từ 400.000 - 500.000 người nhằm đạt quy mô dân số 100 triệu người vào năm 2050. Vì vậy, đây là quốc gia có tỷ lệ dân cư ở độ tuổi tiêu dùng cao nhất nhóm G7.

Nền kinh tế Canada dựa vào xuất khẩu dầu khí, máy móc thiết bị chính xác, thiết bị hàng không... hầu như không có công nghiệp tiêu dùng nên có nhu cầu nhập khẩu cao với các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, nội thất...

Thực hiện Hiệp định CPTPP, Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada trong khi Canada là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt NamThực hiện Hiệp định CPTPP, Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada trong khi Canada là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam

Những năm gần đây, thực hiện Hiệp định CPTPP, Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada trong khi Canada là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam. Tính cả số lượng hàng hoá xuất khẩu trung chuyển qua Hoa Kỳ, Canada là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam với mức thặng dư thương mại năm 2022 đạt trên 9 tỷ USD.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trong bối cảnh lạm phát và suy thoái kinh tế nhưng thị trường Canada vẫn ghi nhận tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, các mặt hàng da giày tăng 47%, túi xách tăng 33%; dệt may mã HS62 tăng 7,8%; sản phẩm gỗ mã HS44 tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022.

Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan mới đạt 18%

Thông tin cụ thể về tình hình tận dụng các ưu đãi thuế quan trong Hiệp định CPTPP khi xuất khẩu sang thị trường Canada, bà Trần Thu Quỳnh cho biết, sau 5 năm triển khai CPTPP, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%. Trong khi đó, 81% hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GPT.

“Trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 12,85 tỷ CAD tổng giá trị kim ngạch vào Canada, nhưng tới 10,4 tỷ CAD hàng xuất khẩu vẫn sử dụng form MFN; chỉ có 2,34 tỷ CAD sử dụng form CPTPP và số còn lại vẫn sử dụng GPT”, bà Quỳnh dẫn chứng.

Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam xuất sang địa bàn vẫn được hưởng thuế MFN 0% dù không dùng form CPTPP (trừ một số mặt hàng ngoại lệ hoặc đánh thuế theo mùa vụ): điện thoại, điện tử điện máy, kim loại cơ bản, thuỷ sản, máy móc quang học, rau củ quả, hoá chất, gạo, điều, chè cà phê... Nếu xét riêng về tỷ lệ trong nhóm mặt hàng có thuế suất lớn hơn 0%, tỷ lệ sử dụng CPTPP sẽ cao hơn, đạt khoảng 37%.

Sau 5 năm triển khai CPTPP, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%Sau 5 năm triển khai CPTPP, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%

Cũng theo Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada, nhóm hàng khai thác tốt nhất các ưu đãi thuế quan trong CPTPP là nhóm nông sản chế biến, bao gồm: ngũ cốc chế biến (mã HS 19), rau củ chế biến (mã HS 20), thực phẩm chế biến khác (mã HS21) với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 0.87%, 0.78% và 0.72%.

Trong top 10 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Canada, chỉ có mã HS 64 (giày dép) là khai thác form CPTPP cao nhất (72%). Cùng với đó, mặt hàng thủ công mỹ nghệ (HS 46) khai thác khá tốt CPTPP, với tỷ lệ sử dụng lên đến 61%; tuy nhiên, vẫn có gần 7 triệu CAD hàng hoá (gần 40%) vẫn sử dụng form MFN

Mặt hàng cao su và sản phẩm bằng cao su (mã HS 40) có tỷ lệ sử dụng form CPTPP tương đối cao, khoảng 60% giá trị xuất khẩu (tương ứng gần 93 triệu CAD). Ngoài ra, nhóm các sản phẩm bằng da (mã HS 42) cũng có tỷ lệ sử dụng form CPTPP cao, đạt 53.5% (tương ứng 168 triệu CAD).

Tiếp sau các sản phẩm này, các nhóm ngành hàng có tỷ lệ sử dụng CPTPP cao hơn mức trung bình (37%) là: mã HS 42 có tỷ lệ sử dụng là 54%, mã HS 44 sử dụng 40%, mã 39 sử dụng 38%. Trong đó, 54% xuất khẩu các sản phẩm bằng da thuộc nhóm mã HS 42 đã sử dụng C/O CPTPP. Và tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP và GSP đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ có mã HS 44 lần lượt là 40% và 6%. Trong khi đó, 53% vẫn sử dụng C/O MFN để xuất sang địa bàn; với giá trị gần 26 triệu CAD (đa số có thuế suất MFN bằng 0%)...

Bà Trần Thu Quỳnh đánh giá, nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi theo CPTPP nếu làm tốt công tác xuất xứ như: dệt may, thủy sản chế biến; sản phẩm gia vị, thực phẩm chế biến; bánh kẹo, chế phẩm ngũ cốc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm sắt thép gia dụng bằng kim loại; sản phẩm nội thất, đồ gỗ nhỏ và thủ công mỹ nghệ; sản phẩm nhựa...

Dù vậy, theo bà Quỳnh, tỷ lệ sử dụng thuế ưu đãi CPTPP của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada dù có tăng qua các năm, nhưng khoảng hơn 4 tỷ CAD (tức hơn 60%) sản phẩm đáng được hưởng thuế suất CPTPP bằng 0%, chúng ta vẫn chưa tận dụng được.

“Mức độ chênh lệch giữa thuế MFN với CPTPP và giữa thuế GSP với CTPPP khá lớn, đặc biệt là các lĩnh vực mặt hàng: giầy dép, đồ gỗ, túi xách, thực phẩm chế biến, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa...” bà Quỳnh thông tin và cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn Canada khá cao trong 5 năm qua (138%) trong giai đoạn 2018-2022. Tuy nhiên, để kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ vững, do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc khai thác CPTPP và đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Các doanh nghiệp sản xuất cũng cần quan tâm đến chiến lược tìm nguồn cung đầu vào để khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp.

Thực tế cũng cho thấy, sau CPTPP, xuất khẩu những mặt hàng hưởng thuế bằng 0 dù sử dụng form ưu đãi nào (điện thoại, điện tử điện máy, kim loại cơ bản, thuỷ sản, máy móc quang học, rau củ quả, hoá chất, gạo, điều, chè cà phê…) sang địa bàn cũng tăng đột biến, có những mặt hàng tăng đến 1000%, cho thấy CPTPP đã có tác dụng đòn bẩy, giúp các doanh nghiệp hai nước quan tâm hơn đến cơ cấu các sản phẩm/thị trường của nhau, từ đó, gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu cả những mặt hàng không có lộ trình giảm thuế.

Bên cạnh đó, CPTPP còn có tác động tích cực đến xuất khẩu Việt Nam nhờ hiệu ứng lan toả nhờ sự phát triển hơn của chuỗi cung ứng, vận tải và logistics giữa hai nước.

Thị trường Canada đã và đang tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Canada lưu ý đến xu hướng nhập khẩu hàng hoá của Canada trong thời gian gần đây. Đó là Canada đang đẩy mạnh hướng về khối kinh tế Nam Mỹ cũng tác động tiêu cực đến một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đặc biệt, Canada là nước đi đầu trong việc đưa ra nhiều tiêu chí xã hội và môi trường như quy định ghi nhãn và hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa và trách nhiệm báo cáo của sản phẩm có sử dụng thành phần từ nhựa. Dự kiến có nhiều nước khác có động thái tương tự, tác động đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada, trong thời điểm hiện nay, trước yêu cầu tiếp cận thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh, bắt buộc doanh nghiệp phải quan tâm hơn. Trong đó, quan trọng nhất là đáp ứng quy tắc xuất xứ và có chiến lược tìm nguồn cung đầu vào để khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp.

Để gia tăng giá trị xuất khẩu, ngoài việc quan tâm đến quy định mới về trách nhiệm xã hội, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng, tập trung khai thác thị trường ngách, nhiều tiềm năng và có biên độ lợi nhuận tốt.

Đồng thời, tích cực tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm quốc tế để tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các nhà buôn lớn để tìm kiếm đơn hàng, chuyên môn hoá vào sản phẩm đặc chủng như đồng phục công nghiệp, quần áo đi biển, trang phục tơ lụa hay nội thất cho người cao tuổi...

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.