• Click để copy

Doanh nghiệp Nhật Bản đau đầu vì “khủng bố bán thời gian”

Theo The Guardian, truyền thông Nhật Bản đang sử dụng thuật ngữ “khủng bố bán thời gian” để chỉ những nhân viên làm việc bán thời gian có hành vi phá hoại doanh nghiệp, chủ yếu là các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi.

Hành vi này khác với hành vi “khủng bố sushi” gây chấn động dư luận vào năm 2023. Đó là một loạt trò đùa về vệ sinh thực phẩm tại các nhà hàng bình dân và thủ phạm là khách hàng chứ không phải nhân viên.

Trong vụ việc nghiêm trọng nhất, một nhân viên của chuỗi cửa hàng Domino's Pizza đăng video lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), trong đó anh ta ngoáy mũi rồi xoa ngón tay lên bột bánh pizza. Sự việc này xảy ra ngay sau khi một người đàn ông làm việc bán thời gian tại một nhà hàng tự quay cảnh mình đang phun kem đánh bông dành cho món tráng miệng của thực khách vào miệng đồng nghiệp.

<a title=
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images 

Ở một đất nước luôn tự hào về những tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất cùng với những người tiêu dùng cực kỳ kỹ tính, ngay sau khi đoạn video được lan truyền, Domino's Pizza đã nhanh chóng trấn an người tiêu dùng rằng tất cả bột bánh pizza của họ đã bị đổ đi. “Chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc nhất tới khách hàng vì bất kỳ sự khó chịu và bất tiện nào. Kể từ bây giờ, toàn bộ công ty sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn sự việc tái diễn và khôi phục niềm tin của khách hàng”, Domino's Pizza cho biết trong một thông báo.

Không dễ để các doanh nghiệp nghĩ ra biện pháp giải quyết triệt để vấn đề “khủng bố bán thời gian”. Tuy nhiên, họ vẫn đang nỗ lực để bảo vệ danh tiếng và quan trọng là ngăn dư luận xấu gây ảnh hưởng đến doanh thu. Nhiều biện pháp đã được áp dụng để chống lại những kẻ phá hoại. Một số công ty đã đòi bồi thường thiệt hại, trong khi những công ty khác kiện ra tòa yêu cầu bắt giữ một số người với cáo buộc cản trở hoạt động kinh doanh. Những người bị kết án phải đối mặt với án tù 3 năm và mức phạt tối đa là 500.000 yên.

LÂM VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.