Doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 300.000 tỷ đồng vào 2027
Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Tại Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ đề "Tinh hoa châu Á, Bứt phá toàn cầu", Amazon Global Selling cho biết, theo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027, nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.
Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, các MSMEs địa phương cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường đến các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới.
Doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô. Amazon Global Selling Việt Nam hiểu được những câu hỏi mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Chính vì vậy, Amazon Global Selling luôn nỗ lực hợp tác với các cơ quan Chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ để tổ chức sự kiện này nhằm khích lệ, hỗ trợ và trao quyền cho các doanh nghiệp xuất khẩu online.
Cũng theo số liệu của Amazon Global Selling, trong năm 2022 đã có gần 10 triệu sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam được bán trên các gian hàng trực tuyến của Amazon trên toàn cầu và giá trị xuất khẩu của các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng hơn 45%.
Trả lời báo chí về đóng góp của thương mại điện tử xuyên biên giới với phát triển kinh tế số của Việt Nam, ông Gijae Seong cho rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
“Thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam còn rất tiềm năng. Khi tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp doanh nghiệp số hóa nhanh hơn.
Từ đó, chúng ta nắm bắt thông tin khách hàng trên toàn cầu qua các công cụ số hóa để kịp thời cải thiện về sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi số nhanh hơn.
Thông qua công cụ hỗ trợ của Amazon, doanh nghiệp Việt có sức bền và xây dựng thương hiệu toàn cầu cho hàng hóa Việt Nam. Những câu chuyện thành công của doanh nghiệp Việt Nam sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác”, ông Gijae Seong nói.
Song cũng theo đại diện của Amazon, một trong những hạn chế hiện nay là Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, nên vẫn còn nhiều khoảng trống về chính sách cần khắc phục.
Vì vậy, Amazon đang tích cực tham chiếu môi trường kinh doanh của các quốc gia có thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển, lắng nghe ý kiến của các nhà bán hàng Việt Nam và phản ánh tới các cơ quan Chính phủ của Việt Nam để nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phù hợp cho thương mại điện tử, từ đó tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam phát triển.
“Nếu doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ toàn diện hơn, ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu, trong 5 năm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam có thể đạt 300.000 tỷ đồng”, ông Gijae Seong khẳng định thêm một lần nữa.
Tin mới
Lực lượng Quản lý thị trường các địa phương tăng cường kiểm tra về giá, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm hàng hóa
Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thị trường, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng nội dung kiểm tra về giá, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa,
Bộ Công an: Quý 1/2025 phát hiện hơn 7.200 vụ, với trên 13.200 đối tượng phạm tội về ma túy
Theo Bộ Công an trong quý 1/2025, tình hình trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, có nhiều chuyển biến tích cực. Các phương án, đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm được triển khai thực hiện liên tục, hiệu quả. Hầu hết các loại tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm nguồn như tội phạm ma túy được kéo giảm.
Người tham gia quảng cáo trên mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm mình quảng cáo
Thứ trưởng Lê Hải Bình cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến bổ sung một số điều cụ thể liên quan đến người nổi tiếng tham gia quảng cáo.
Kiên Giang: Dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng
Sáng 7-4 (10-3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (khu phố Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp), tỉnh Kiên Giang tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
Thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày 7-4, nhằm mùng 10-3 âm lịch, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 tại Đền Thờ vua Hùng ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Hội nghị đánh giá kết quả công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025
Sáng ngày 02/4/2025, Chi cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc họp giao ban nhằm tổng kết tình hình kiểm tra, kiểm soát thị trường trong 03 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.