• Click để copy

Động đất tại Nhật Bản: Sẵn sàng tiếp nhận các nạn nhân có nhà cửa bị hư hại

Để hỗ trợ sớm ổn định nơi ở cho các nạn nhân bị mất nhà cửa do trận động đất mạnh tại tỉnh Ishikawa ngày 1-1, chính quyền nhiều địa phương của Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị để có thể cung cấp miễn phí nhà ở trong vòng ít nhất 6 tháng tới.

Thống kê của Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản cho biết hiện có khoảng 1.600 căn hộ thuộc diện nhà ở công cộng trên khắp các địa phương trong cả nước sẵn sàng tiếp nhận các nạn nhân có nhà cửa bị hư hại do trận động đất ở Ishikawa và con số này có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Điều kiện để nhận được sự hỗ trợ này là có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng rằng nhà ở của họ đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất và hiện đang gặp khó khăn về chỗ ở. Về cơ bản, tiền thuê nhà và tiền đặt cọc sẽ được miễn toàn bộ, trong khi từng địa phương có mức hỗ trợ khác nhau đối với thời gian thuê nhà và tiện ích đi kèm. Chính quyền thủ đô Tokyo thông báo sẽ cung cấp khoảng 100 căn hộ thuộc diện nhà ở công cộng miễn phí trong 6 tháng đầu và gia hạn tối đa là 1 năm. Còn tỉnh Mie thông báo sẽ cung cấp 31 căn hộ với thời hạn sử dụng miễn phí là 3 năm.

<a title=
Một ngôi nhà đổ sập sau động đất tại tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ngày 3-1-2024. 

Nhà ở công cộng tại Nhật Bản được xây dựng, vận hành và quản lý theo Luật Nhà ở công cộng, chủ yếu dành cho những người có thu nhập thấp, đặc biệt khó khăn về nhà ở. Việc Chính phủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình cung cấp nhà ở công cộng cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi trận động đất sẽ góp phần giảm thiểu “thiệt hại thứ cấp” sau thảm họa thiên tai trong bối cảnh các điểm sơ tán tập trung vẫn thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu.

Theo chính quyền tỉnh Ishikawa, tính đến chiều tối 10-1, số người thiệt mạng do động đất đã lên tới 206 người, trong đó 8 trường hợp do ảnh hưởng gián tiếp, tức là thiệt mạng tại các điểm sơ tán tập trung sau động đất vì nhiều lý do khác nhau. Hiện tại đang có khoảng 26.000 người trong số hơn 30.000 người đang phải sinh sống tại các điểm sơ tán tập trung trong điều kiện sinh hoạt khó khăn nên nguy cơ “thiệt hại thứ cấp” gia tăng.

Trước đó, ngày 9-1, giới chức Nhật Bản cũng đã đưa ra giải pháp tạm thời là di chuyển dần người dân ở các điểm sơ tán tập trung về các “điểm sơ tán cấp hai” có điều kiện sinh hoạt tốt hơn ở những khu vực ít bị ảnh hưởng trong tỉnh Ishikawa và các địa phương lân cận, bao gồm các khách sạn, nhà trọ. Hiện có khoảng hơn 200 “điểm sơ tán cấp hai” đã sẵn sàng với năng lực tiếp nhận khoảng 6.200 người. Điều quan trọng là đẩy nhanh hơn nữa quá trình sơ tán các nạn nhân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đường giao thông vẫn rất khó khăn.

Trước đó, trận động đất mạnh tại tỉnh Kumamoto năm 2016 đã làm 273 người thiệt mạng, trong đó 20% trường hợp là ảnh hưởng gián tiếp sau động đất, chủ yếu là người già trên 70 tuổi và người mắc bệnh nặng. Lý do là nhiều người sống tại các điểm sơ tán tập trung thiếu nước, thiếu hệ thống sưởi, không thể mua các loại thuốc thường dùng, không được cấp cứu và chữa trị kịp thời khi bệnh trở nặng hoặc mắc bệnh truyền nhiễm…

Tin, ảnh: TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.