Động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số
TP Hồ Chí Minh kỳ vọng kinh tế số sẽ trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung, với mục tiêu đặt ra sẽ đóng góp 25% trong cơ cấu tăng trưởng GRDP của thành phố vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030.
Hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế số của thành phố, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã thực hiện chuyển đổi số và xây dựng lưới điện thông minh, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, bao gồm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý, vận hành hệ thống điện và chăm sóc khách hàng.
Tổng công ty đã cung cấp 100% dịch vụ trực tuyến cấp độ 4, tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt gần 100%. 100% công việc tại hiện trường được theo dõi, giám sát trên thiết bị di động, cập nhật trực tuyến về hệ thống quản trị điều hành tập trung.
![]() |
Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) giới thiệu các thành tựu chuyển đổi số tại “Diễn đàn chuyển đổi số ngành công thương năm 2024”. |
Khách hàng của EVNHCMC qua những ứng dụng app có thể trải nghiệm các dịch vụ điện (từ theo dõi biểu đồ dùng điện, số tiền điện, thanh toán tiền điện trực tuyến, nhận hóa đơn điện tử, lịch cắt điện đến đăng ký các dịch vụ điện)...
Không chỉ riêng EVNHCMC, kinh tế số đã được ứng dụng vào mọi mặt đời sống, từ chợ truyền thống đến doanh nghiệp, mang lại tiện ích cho người dân. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, ước lượng tỷ trọng đóng góp của kinh tế số cho GRDP của TP Hồ Chí Minh tăng dần: Năm 2021 là 15,38%, năm 2022 là 18,66%, năm 2023 là 21,5%, năm 2024 là 22%.
Hiện TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp tối ưu để thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố có khoảng 260.000 doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp lớn có lợi thế về nguồn lực, cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia, giúp họ dễ dàng thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khó khăn về nguồn lực, chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng số. Trước tình hình này, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Nếu khối này chuyển đổi số nhanh sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế số của thành phố”.
4 trụ cột kinh tế số bao gồm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin (ICT), chuyển đổi số các ngành công nghiệp, quản trị số và giá trị hóa dữ liệu được thành phố chú trọng phát triển. Cùng với đó sẽ tăng cường các chỉ tiêu kinh tế số như tăng tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nền tảng số, tỷ trọng thương mại điện tử, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số, doanh nghiệp nộp thuế điện tử và tỷ lệ tên miền .vn.
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh kinh tế số trong các ngành trọng điểm như giáo dục, y tế, an sinh xã hội và du lịch. Đây là những ngành có tiềm năng lớn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế số, ước khoảng 70-80%. Việc ứng dụng nền tảng số vào các ngành chuyên sâu này được xem là yếu tố then chốt bên cạnh việc tập trung vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông.
Ông Lâm Đình Thắng bày tỏ: "Thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi số, từng bước hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra, hướng đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh sẽ nằm trong tốp 5 địa phương dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số sẽ đóng góp 25% GRDP. Đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu hoàn thiện nền tảng dữ liệu đô thị thông minh, tạo tiền đề phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin, quản trị dữ liệu và truyền thông chính sách".
Bài và ảnh: BẢO NGÂN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.