• Click để copy

Đừng làm “kẻ đốt đền” trong nghệ thuật

Về lâu dài, chúng ta cần quan tâm đầu tư vào giáo dục mỹ học nghệ thuật, coi đó là giải pháp chiến lược vừa mang lại hiệu quả bền vững, vừa là giải pháp căn cơ để góp phần phòng ngừa những thứ lệch chuẩn văn hóa, nghệ thuật.

Văn minh Hy Lạp-La Mã đã kết tinh một báu vật của nhân loại-kiệt tác kiến trúc cổ đại nằm giữa thành Ephesus lộng lẫy, một trong 7 kỳ quan của thế giới. Đó là ngôi đền Artemis. Thế mà một kẻ buôn tôm bán cá vô danh tên là Herostratus vì ghen ghét với sự nổi tiếng và muốn mình được “lưu danh” muôn đời nên đã châm lửa đốt ngôi đền.

Sự kiện xảy ra vào năm 356 trước Công nguyên. Từ đó, khái niệm “kẻ đốt đền” đi vào văn hóa nhân loại để ám chỉ những kẻ bất tài nhưng muốn có “tên tuổi” trong thiên hạ! Đáng tiếc, những kẻ như thế thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Nước ta thời này cũng không ít.

Về lâu dài, chúng ta cần quan tâm đầu tư vào giáo dục mỹ học nghệ thuật, coi đó là giải pháp chiến lược vừa mang lại hiệu quả bền vững, vừa là giải pháp căn cơ để góp phần phòng ngừa những thứ lệch chuẩn văn hóa, nghệ thuật. Ảnh minh họa: baovanhoa.vnVề lâu dài, chúng ta cần quan tâm đầu tư vào giáo dục mỹ học nghệ thuật, coi đó là giải pháp chiến lược vừa mang lại hiệu quả bền vững, vừa là giải pháp căn cơ để góp phần phòng ngừa những thứ lệch chuẩn văn hóa, nghệ thuật. Ảnh minh họa: baovanhoa.vn

Bài thơ “Lượm” nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi hình tượng người thiếu niên liên lạc dũng cảm, không quản nguy hiểm, hy sinh để làm tốt nhiệm vụ cách mạng, thế mà bị một số “kẻ đốt đền” chế thành đoạn nhạc nhảm nhí, vô nghĩa.

“Huyền thoại mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một “ngôi đền” sừng sững trong nền âm nhạc Việt, nhưng lại có kẻ chế thành lời hát vô giáo dục. Chưa hết, “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ mang tầm lịch sử, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, lại bị một số kẻ chế thành lời hát “hiệu triệu” đi... nhậu. Mới đây, dư luận cũng lên án Chương trình "Rap Việt 3" (tập 2) vì có thí sinh sử dụng ca từ không phù hợp, thể hiện sự thiếu hụt kiến thức lịch sử rất đáng ngại, không những thế, thí sinh này còn dùng từ phản văn hóa khi dám nhại cả tên lãnh tụ.

“Đốt đền” không chỉ xảy ra ở lĩnh vực ngôn ngữ, ca nhạc mà còn ở cả nhiều ngành nghệ thuật khác, nhạy cảm hơn cả là ở loại hình trình diễn thời trang. Công luận đang phê phán show diễn có tên “New traditional” vì có những hành vi “truyền thống mới” trái với thuần phong mỹ tục dân tộc. Cách tân bao giờ cũng phải theo nguyên lý dựa trên nền truyền thống, giữ nguyên bản chất để làm mới cách thể hiện phù hợp với thị hiếu hôm nay.

Trang phục áo yếm của người Việt xưa tinh tế, phù hợp với khí hậu, “khoe” ra cái đẹp nữ tính nhưng vẫn kín đáo, ý nhị. “Thời trang mới” thời nay lại quá đà đến mức phản cảm vì bỏ qua cái truyền thống, đúng hơn là chỉ mượn truyền thống cái tên gọi, còn lại làm “mới” gần hết, lộ liễu có phần trơ trẽn, dung tục. Đây cũng là một cách “đốt đền” mỹ cảm truyền thống!

Có thể lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một là sự kém cỏi về năng lực thẩm mỹ, không phân biệt được cái đẹp đích thực và cái giả; cái tinh tế, mới mẻ và cái cũ kỹ, thô lậu. Ranh giới giữa đẹp và không đẹp vốn đã mong manh, lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, nên nếu vốn kiến văn nông cạn thì thật không đủ tri thức để hoàn thiện về chuẩn mực cái đẹp cũng như chuẩn mực đạo lý. Hai là tâm lý muốn nổi tiếng sớm, nổi tiếng ngay nên phải gây chú ý với người khác bằng scandal. Ba là vì các mục đích vị lợi khác nên phải "câu like", đánh bóng tên tuổi bằng các chiêu trò rẻ tiền.

Ở các nước dù tiên tiến nhưng căn bệnh vi phạm chuẩn mực thuần phong mỹ tục vẫn xảy ra (vì ở đâu cũng có “kẻ đốt đền”). Người ta “chữa” căn bệnh này bằng hai "phương thuốc" cơ bản là giáo dục và pháp luật. Về giáo dục, họ đưa môn mỹ học vào giảng dạy từ phổ thông để giáo dục, bồi dưỡng nhận thức về thẩm mỹ.

Khi đại chúng có nhận thức đúng thì tự nhiên những “thứ phẩm” kiểu “đốt đền” không ai để ý và sẽ tự loại trừ (nếu còn kẻ a dua, tung hô thì bệnh vẫn còn dai dẳng). Hai là luật pháp sẽ dùng biện pháp hành chính phạt tiền mạnh tay để “nhớ” mà chừa; nặng hơn sẽ cho ra tòa xử lý theo luật định.

Về lâu dài, chúng ta cần quan tâm đầu tư vào giáo dục mỹ học nghệ thuật, coi đó là giải pháp chiến lược vừa mang lại hiệu quả bền vững, vừa là giải pháp căn cơ để góp phần phòng ngừa những thứ lệch chuẩn văn hóa, nghệ thuật.

NGUYÊN THANH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.