• Click để copy

EU hạn chế chất thải dệt may và lưu ý cho doanh nghiệp

Liên minh châu Âu (EU) là khách hàng mua hàng dệt may lớn của Việt Nam. EU đang bắt đầu một chiến dịch mới cho hàng dệt may, bằng cách đưa ra các biện pháp tăng tính tuần hoàn, giảm chất thải từ dệt may.

Ngoài ra, EU cũng đang xem xét việc giới thiệu chi phí trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) rộng khắp châu Âu đối với hàng may mặc. Đây chính là những điểm mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lưu ý để có biện pháp thích ứng.

EU hạn chế chất thải dệt may và lưu ý cho doanh nghiệp
 Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ảnh: THU DỊU

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chất thải dệt may của EU ngày càng nhiều. Hằng năm, người dân EU thải bỏ 5,8 triệu tấn hàng dệt may, trung bình khoảng 11,3kg/người. Số lượng hàng dệt may này phần lớn sẽ được đốt, chôn lấp hoặc xuất khẩu dưới dạng quần áo cũ. Vì vậy, EU đã phát động chiến dịch thiết lập lại xu hướng, giải quyết tất cả tác nhân trong ngành may mặc: Nhà thiết kế, thương hiệu, nhà bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và nhà sản xuất hàng may mặc trong và ngoài châu Âu. Mục tiêu của chiến dịch là đến năm 2030, tất cả sản phẩm dệt may trên thị trường EU phải: Bền và có thể tái chế; làm bằng sợi tái chế càng nhiều càng tốt; không có chất độc hại và được sản xuất với sự quan tâm đến các quyền xã hội và môi trường. Tầm nhìn của chiến dịch cũng nêu rõ, vào năm 2030, các nhà sản xuất hàng may mặc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm và chất thải của mình.

Ngoài ra, theo ông Trần Ngọc Quân, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, EU đang xem xét giới thiệu EPR rộng khắp châu Âu đối với hàng may mặc. Theo đó, EU buộc tất cả sản phẩm dệt may đưa vào thị trường đều phải bền, có thể sửa chữa và tái chế, giảm tác hại của thời trang nhanh với nền kinh tế. “Các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch kinh doanh thích hợp, tránh trường hợp khi khuyến nghị EPR trở thành quy định bắt buộc sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh”, ông Trần Ngọc Quân nói.

Có thể thấy, những biện pháp mới này sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất hàng may mặc kinh doanh ở châu Âu trong tương lai. Phần lớn chất thải dệt may hiện nay chưa thể tái chế thành quần áo mới vì nguyên liệu kém chất lượng hoặc bị pha trộn lẫn lộn. Phát triển các sản phẩm có tuổi thọ cao hơn và dễ tái chế dường như là hướng đi thiết thực nhất đối với các nhà sản xuất hàng may mặc. Theo đó, các nhà sản xuất cần sử dụng sợi và vải chất lượng cao hơn, tốt nhất là bằng vật liệu tái chế. Cùng với đó, doanh nghiệp cần khám phá các cách sản xuất mới, tập trung vào những cách dễ dàng để tân trang, tháo dỡ hoặc tái chế quần áo; có giải pháp thu hút người mua hàng tham gia vào quá trình này vì những chiến lược trên có thể sẽ liên quan đến việc sử dụng các vật liệu và phương pháp sản xuất tương đối đắt tiền.

KHÁNH AN

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.