• Click để copy

EU siết chặt quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Thị trường Bắc Âu, gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, nổi tiếng với yêu cầu cao về chất lượng nông sản, đặt ra thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Thị trường Bắc Âu đánh giá cao sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và chất lượng cao. Tuân thủ các yêu cầu mới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận một thị trường giàu tiềm năng và bền vững. Song chi phí tuân thủ quy định và khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn từ châu Âu và các nước khác sẽ là rào cản lớn.

Việc đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc chặt chẽ hơn tại Bắc Âu không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường tiềm năng mà còn đóng góp vào phát triển bền vững. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư vào chất lượng và minh bạch sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ vượt qua thách thức mà còn tận dụng cơ hội mở rộng thị phần trong khu vực này.

Đơn cử như với thị trường mật ong Bắc Âu, gồm các quốc gia như: Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, đang áp dụng các quy định truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt theo Chỉ thị Mật ong EU (Directive 2024/1438). Những thay đổi này nhằm nâng cao tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng pha trộn mật ong và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Bắc Âu.

Theo đó, các loại mật ong pha trộn phải ghi rõ từng quốc gia xuất xứ trên nhãn chính; Áp dụng công nghệ kiểm tra hiện đại: Các mẫu mật ong sẽ được kiểm tra bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính xác thực; Hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ: Toàn bộ chuỗi cung ứng, từ tổ ong đến sản phẩm cuối cùng, phải được ghi chép rõ ràng; Tiêu chuẩn phân tích thống nhất: Đến năm 2028, EU sẽ áp dụng phương pháp phân tích tiêu chuẩn hóa trên toàn khu vực.

Hiện EU đang siết chặt quy định đối với thương mại nông sản tươi. Các quy định mới ảnh hưởng đến nông sản tươi, đó là:

Giảm dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: EU yêu cầu nông sản nhập khẩu đáp ứng mức dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (MRLs) nghiêm ngặt. Một số hóa chất không được phép sử dụng trong EU sẽ bị cấm hoàn toàn trên sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ: Theo Quy định 2023/915, mức dư lượng cadmium tối đa được giảm cho các loại trái cây như dâu, cam quýt, xoài, chuối và dứa. Các siêu thị Bắc Âu thường yêu cầu tiêu chuẩn riêng, khắt khe hơn so với quy định của EU.

Chứng nhận kiểm dịch thực vật: Hầu hết nông sản tươi nhập khẩu vào EU cần có chứng nhận kiểm dịch thực vật. Chứng nhận này đảm bảo sản phẩm không mang sinh vật gây hại. Một số loại như chuối, dừa, chà là, dứa và sầu riêng không cần chứng nhận này. Nhiệt xử lý cho xoài hoặc các biện pháp tương tự được khuyến khích để ngăn chặn ruồi đục quả.

Tăng cường kiểm tra và giám sát: EU áp dụng tỷ lệ kiểm tra cao hơn đối với các sản phẩm có nguy cơ dư lượng hóa chất cao từ một số quốc gia. Ví dụ, 50% ớt từ Cộng hòa Dominica; 30% cam và ớt từ Ai Cập; 10% đậu và 20% ớt từ Kenya.

Trước những yêu cầu trên, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần đảm bảo sản phẩm không vượt mức dư lượng hóa chất cho phép và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ các nhà nhập khẩu Bắc Âu, cụ thể là sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được EU chấp thuận và kiểm tra dư lượng hóa chất tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo chứng nhận kiểm dịch thực vật vì đây là yêu cầu bắt buộc để sản phẩm vào thị trường EU. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch tại Việt Nam để đảm bảo quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận đúng chuẩn và áp dụng các biện pháp xử lý để loại bỏ nguy cơ sinh vật gây hại.

Sản phẩm từ Việt Nam cũng có thể nằm trong danh mục rủi ro cao, dẫn đến tỷ lệ kiểm tra cao hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao kiểm soát chất lượng tại nguồn, đặc biệt với các loại nông sản như ớt, đậu, và trái cây nhiệt đới, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về quy trình sản xuất và kiểm tra để giải quyết kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

Người tiêu dùng Bắc Âu đặc biệt quan tâm đến sản phẩm bền vững, không gây hại cho môi trường. Các nhà xuất khẩu cần chứng minh nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua các chứng nhận như: GlobalGAP, Rainforest Alliance hoặc Fairtrade.

"Thị trường Bắc Âu đặt ra các yêu cầu cao về chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đáp ứng tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, với chiến lược phù hợp, các doanh nghiệp không chỉ vượt qua thách thức mà còn tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần tại khu vực này", Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho hay.

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước

Chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, được tổ chức vào sáng 11-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành Ngân hàng thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp cùng đất nước phát triển.

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và các nhiệm vụ khác
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và các nhiệm vụ khác

Sáng 11-2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và kết quả thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước và một số nhiệm vụ trọng tâm khác. Cùng dự có đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát

Sáng 11-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Tổng thống Donald Trump: Nhiều tiến triển trong đối thoại với Nga về chấm dứt xung đột tại Ukraine
Tổng thống Donald Trump: Nhiều tiến triển trong đối thoại với Nga về chấm dứt xung đột tại Ukraine

Theo hãng tin TASS, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, tiến trình đối thoại giữa nước này và Nga nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine đã đạt được những tiến triển nhất định, đồng thời cho biết Mỹ đang duy trì liên lạc với cả Nga và Ukraine nhằm tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột này.

Gần 145 tỷ đồng chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Gần 145 tỷ đồng chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vừa báo cáo các cơ quan chức năng về kết quả vận động, chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ-2025.

Hỏa hoạn tại chùa cổ ở Bắc Giang: Thiệt hại nhiều tượng và hiện vật
Hỏa hoạn tại chùa cổ ở Bắc Giang: Thiệt hại nhiều tượng và hiện vật

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, vụ cháy tại chùa Làng Vẽ vào lúc 1 giờ 18 phút ngày 10-2 đã gây cháy toàn bộ Tòa Tam bảo, bao gồm 5 gian 2 chái tòa Tiền đường và 3 gian Thượng điện với tổng diện tích 263m2; cùng với 25 pho tượng và hiện vật: 8 bức hoành phi, 5 đôi câu đối, một số cửa võng, hương án...