• Click để copy

EU tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga

Bất chấp các lệnh trừng phạt và hạn chế nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) vẫn tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga.

Hãng tin Reuters dẫn báo cáo mới đây của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) cho biết, EU đã tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga trong hai năm qua. Trong thời gian tới, EU có thể tăng cường mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga. Trong một tuyên bố, Euratom nhấn mạnh: “Không thể nhanh chóng giải quyết vấn đề EU phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu từ Nga”.

EU tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga
Nhà máy điện hạt nhân Paks của Hungary. Ảnh: Hungary Today 

Theo báo cáo của Euratom, EU tiếp tục dựa vào nguồn cung từ Nga để vận hành các lò phản ứng do Nga thiết kế được Bulgaria, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hungary và Slovakia sử dụng. Năm quốc gia này đã mua thêm dịch vụ chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân và dịch vụ làm giàu uranium cho các lò phản ứng của họ từ Nga.

Năng lượng hạt nhân chiếm gần 10% nguồn cung năng lượng của các nước EU. Nga đang đáp ứng gần 20% nhu cầu uranium thô của EU. Bên cạnh đó, Moscow cũng cung cấp phần lớn thanh nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu. Sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine, EU đã nỗ lực tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga và áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm chặn nguồn thu của Moscow từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến nay, EU vẫn chưa đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga. EU đang xem xét gói trừng phạt thứ 12 đối với Moscow liên quan đến xung đột tại Ukraine. Nguồn tin ngoại giao của EU cho biết, các đề xuất trong gói trừng phạt mới nhất có thể không bao gồm những biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga.

Để đưa ra bất kỳ biện pháp nào vào gói trừng phạt, Ủy ban châu Âu (EC) cần phải có sự chấp thuận của tất cả quốc gia thành viên. Một số quốc gia thành viên EU đã nêu khả năng bổ sung các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga vào đợt trừng phạt tiếp theo. Trong khi đó, Hungary và Slovakia đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ sẽ không ủng hộ các hạn chế đối với nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga. Theo Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, các biện pháp hạn chế năng lượng của Nga sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Hungary. Ông Szijjarto cũng đánh giá cao chất lượng nhiên liệu hạt nhân mà Nga cung cấp cũng như việc Tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga luôn tuân thủ chặt chẽ thời gian giao hàng. Về phần mình, Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar cho biết, nước này sẽ phản đối gói trừng phạt thứ 12 của EU đối với Nga nếu liên quan đến nhiên liệu hạt nhân. “Lằn ranh đỏ đối với chúng tôi là không đưa nhiên liệu hạt nhân vào trong gói trừng phạt”, ông Blanar nhấn mạnh, TASS đưa tin. Hiện nay, các nhà máy điện hạt nhân của Slovakia vẫn chưa được chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu khác. Do đó, nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu từ Nga rất quan trọng đối với Slovakia.

Các nhà phân tích nhận định, EU có thể nhanh chóng cắt giảm mua than, khí đốt và dầu mỏ của Nga, nhưng không dễ làm điều tương tự với nhiên liệu hạt nhân. Hiện nay, những nước thành viên EU phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hạt nhân của Nga đang tăng trữ lượng nhiên liệu dự phòng để tránh bất kỳ sự gián đoạn nào về nguồn cung trước khi nhiên liệu thay thế được cấp phép.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.