Gánh nặng bệnh lao tại Việt Nam
Dù đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong kiểm soát bệnh lao nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất trên toàn cầu.
Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu. Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25-3-2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao, năm 2024, Chương trình chống lao quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay với số bệnh nhân lao được phát hiện hơn 113.000 ca (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn trên 72%, tỷ lệ điều trị thành công đạt 89% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu-88%).
![]() |
Bệnh nhân lao điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh do Bệnh viện Phổi Trung ương cung cấp |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ, dù đối mặt với không ít thách thức, công tác phòng, chống lao tại Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. “Chúng ta đã duy trì mạng lưới chống lao tại 100% xã, phường; bảo đảm 100% dân số được tiếp cận dịch vụ phòng, chống lao. Tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát duy trì ở mức cao, đạt gần 90%. Năm 2024 cũng đánh dấu việc triển khai quyết liệt các hướng dẫn kỹ thuật mới của Bộ Y tế, đặc biệt là việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và mở rộng phạm vi trên toàn quốc đối với xét nghiệm Xpert-giải trình tự gene thế hệ mới để phát hiện sớm và chính xác bệnh lao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Mặc dù vậy, tình hình dịch tễ bệnh lao tại nước ta còn rất nặng nề, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện chủ động trong nhóm nguy cơ cao chưa đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học vẫn thấp hơn chỉ tiêu mong muốn. Nguồn lực tài chính, đặc biệt từ ngân sách quốc tế đang có xu hướng giảm dần; việc bảo đảm thuốc, thiết bị, vật tư y tế còn gặp khó khăn do thủ tục phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát hiện và điều trị bệnh.
Để công tác phòng, chống lao hiệu quả hơn, Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Ưu tú Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình chống lao quốc gia đề xuất Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành liên quan nghiên cứu cho phép các dự án do các chính phủ, tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại được tổ chức, thực hiện theo cơ chế đặc thù. Toàn bộ mạng lưới y tế, cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, kiểm soát sức khỏe toàn dân với hệ thống quản lý sổ sức khỏe điện tử, gắn với nội dung phát hiện, khám và điều trị bệnh lao. Các cơ sở đào tạo y khoa đưa nội dung về bệnh lao là bắt buộc để các thầy thuốc có đầy đủ kiến thức, chứng chỉ về bệnh lao trong quá trình hành nghề. Để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho công tác phòng, chống lao, cần tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế vì các nguồn viện trợ quốc tế đang giảm dần và sẽ không còn nữa. Theo WHO, 1USD đầu tư cho công tác phòng, chống lao sẽ thu lại 39USD cho nền kinh tế.
Trên cơ sở chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao, chủ đề của Việt Nam năm 2025 là “Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao”. Chủ đề này nhấn mạnh về tầm quan trọng của cam kết bền vững, đầu tư nguồn lực và hành động hiệu quả cho các can thiệp phòng, chống lao. Biến ước mơ thành cam kết, biến cam kết thành hành động cụ thể, chuyển các cam kết, đầu tư, hành động thành kết quả, có lợi cho người bệnh lao.
MỸ XUÂN
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).